Tăng trưởng nóng nuôi tôm siêu thâm canh – Cẩn thận “mật ngọt chết ruồi”
"Nuôi tôm siêu thâm canh sẽ trở thành siêu ô nhiễm"- Đó là cảnh báo của ông Tạ Hoàng Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội nuôi tôm tỉnh Bạc Liêu.
2020-05-06 15:11:29
Sau một thời gian tạm lắng thì gần đây, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) lại bùng phát trở lại và diễn biến rất phức tạp. Đặc biệt, tại một số địa phương vừa công bố hết dịch thì nay đã quay trở lại. Trước tình hình trên, Bộ NN&PTNT đã gửi văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung phòng, chống bệnh DTLCP tái phát, lây lan diện rộng.
DTLCP bắt đầu xâm nhiễm vào nước ta từ tháng 2/2019. Đến nay, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đã có 99% số xã có bệnh DTLCP qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới. Một số địa phương đã thông báo hết bệnh DTLCP.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, tại một số địa phương như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Nam... đã ghi nhận bệnh DTLCP tái phát một hoặc nhiều lần ở những xã đã qua 30 ngày không có ổ dịch mới. Vì vậy, nguy cơ bệnh DTLCP tiếp tục tái phát và lây lan ra diện rộng trong thời gian tới là rất cao. Nhất là khi hiện nay, nhiều địa phương đang đẩy mạnh tái đàn, tăng đàn lợn và việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ còn hạn chế.
Cán bộ Thú y tiêu hủy lợn nhiễm dịch TLCP ở thôn Bản Súng, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn.
Trước tình hình trên, ngày 5/5, Bộ NN&PTNT ra công văn số 3041/BNN-TY đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện tốt những việc sau:
- Nhiệm vụ trọng tâm của các địa phương trong thời gian tới là tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của bệnh DTLCP, nguy cơ dịch bệnh tái phát và lây lan ra diện rộng.
- Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng dịch như vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất và chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học nhằm hạn chế đến mức tối đa nguy cơ DTLCP bùng phát trở lại.
- Chủ động giám sát để phát hiện sớm các ổ dịch mới và xử lý kịp thời không để dịch lây lan rộng.
- Cần giám sát đàn lợn và kiểm soát vận chuyển lợn cũng như các sản phẩm từ thịt lợn. Xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ và vứt xác lợn bệnh hoặc nghi mắc bệnh ra môi trường.
- Các tỉnh thành lập đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc việc phòng, chống dịch. Cần xử lý dứt điểm các ổ dịch chưa qua 30 ngày không để dây dưa kéo dài.
- Với những địa phương đã qua 30 ngày không phát sinh dịch, các tỉnh thực hiện công bố hết dịch theo quy định. Từ đó giúp người chăn nuôi nắm tình hình và tổ chức tái đàn, tăng đàn.
- Khẩn trương kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp theo quy định của Luật thú y để bảo đảm lực lượng tổ chức phòng và chống dịch bệnh có hiệu quả.
Cổng Nông Dân
Thấy các bác ha nội nhận được hết tiền hỗ trợ tiêu hủy lợn mà em buồn .nam định bọn em tiêu hủy lợn từ tháng 5/2019. Mới nhận được 50%.mỏi mòn đợi 50% còn lại để tai đàn mà mu mít quá. Ý Yên Nam Định
em ở khánh hòa muốn tái đàn mà giống heo đắt quá
"Nuôi tôm siêu thâm canh sẽ trở thành siêu ô nhiễm"- Đó là cảnh báo của ông Tạ Hoàng Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội nuôi tôm tỉnh Bạc Liêu.
Ổ dịch tả lợn châu Phi mới bùng phát tại một hộ chăn nuôi trên địa bàn thôn Hồng Mỹ, xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới sản xuất được vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Xuất khẩu lợn và các sản phẩm từ lợn trái phép qua biên giới không chỉ là giá lợn hơi trong nước tăng cao mà còn làm gia tăng nguy cơ...
Mới đây, Tổng cục Thủy sản ban hành Công văn số 2620/TCTS-NTTS ban hành khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2021.
Đối với các mặt hàng nổi cộm như thuốc lá, xăng dầu, phân bón, dược phẩm, mỹ phẩm,…, Cục QLTT đã tập trung tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lí...
Với tình hình như hiện nay, nhiều khả năng giá thịt lợn hơi những ngày cận Tết có thể vượt ngưỡng 90.000 đồng/kg.
Năm 2020 là một năm đầy biến động của thị trường thịt lợn. Bà con hãy cùng Cổng Nông Dân điểm lại một số bài viết nổi bật về thịt lợn trong năm 2020.
Phân bón giả, kém chất lượng gây ra nhiều thiệt hại cho nông dân. Bài viết tổng hợp những vụ sản xuất, kinh doanh phân bón giả lớn trong năm 2020.
Tình hình dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát tại nhiều địa phương, khiến nhiều hộ nuôi lợn đối diện nguy cơ trắng tay.