Xã miền núi Hà Tĩnh có hàng trăm 'triệu phú' nhờ cách làm mới
Những năm gần đây, phong trào trồng cây ăn quả có múi kết hợp với chăn nuôi và trồng rừng đã diễn ra rầm rộ ở các thôn xóm...
2018-09-20 11:34:37
Nắm được nhu cầu sử dụng nấm của người dân rất cao, chị Trần Thị Bích Phượng (Gia Lai) đã bắt tay xây dựng trang trại nấm và thu lợi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Chị Phượng với sản phẩm nấm của mình. Ảnh: ĐỨC NHẬT
Trước đây, chị Phượng (37 tuổi, xã Chư Á, TP.Pleiku) làm nghề bán rau, củ quả ở chợ đầu mối tại TP.Pleiku. Nhận thấy sức mua nấm cao, trong khi nguồn nguyên liệu nhập từ các tỉnh khác về Gia Lai luôn trong tình trạng “cháy hàng”, năm 2013 chị quyết định xây dựng trang trại nấm, với nhiều loại mà thị trường đang chuộng.
Lúc mới bắt tay vào công việc, vì chưa có kinh nghiệm trồng nấm nên chị cứ xuống giống được một thời gian thì nấm lại chết mà không rõ nguyên nhân. Không nản chí, chị lên mạng tìm hiểu cách trồng nấm, rồi đến các trang trại nấm học hỏi kinh nghiệm. Đến năm 2014, khi thấy nấm bắt đầu phát triển tốt, chị Phượng dồn hết vốn tiếp tục mở rộng diện tích. Chị đã mạnh dạn tăng diện tích từ 500 m2 lên đến hơn 5.000 m2.
Chị Phượng chia sẻ: “Khi đem mùn cưa về phải là mùn nguyên chất, không được trộn tạp chất, nếu không nấm sẽ khó phát triển được. Nhiệt độ trong từng bịch nấm cũng phải theo dõi chi tiết, không được quá nóng hoặc lạnh. Về phần dinh dưỡng cho cây nấm tôi dùng vôi và cám bắp. Mỗi loại nấm sẽ được trồng theo từng thời vụ khác nhau để tránh bệnh tật mà nấm cũng sẽ phát triển tốt hơn”.
Cũng theo chị Phượng, khoảng thời gian từ tháng 7 đến gần Tết Nguyên đán sẽ thích hợp để trồng nấm mèo, vì những tháng này nhiệt độ lạnh, nấm mèo sẽ phát triển mạnh. Còn nấm bào ngư thì trồng được quanh năm vì loại này khá dễ trồng và cũng rất dễ bán.
Hiện trang trại của chị Phượng có khá nhiều loại nấm như: nấm mèo, linh chi, bào ngư, rơm... với sản lượng khoảng 100 kg/ngày. Mỗi ký nấm có giá từ 15.000 - 30.000 đồng, sau khi thu hoạch chị đem bỏ sỉ ở chợ đầu mối tại TP.Pleiku. Từ đôi bàn tay trắng, sau 6 năm chị đã sở hữu gần 200.000 bịch nấm và thu về hơn 500 triệu đồng/năm.
Theo thanhnien.vn, 20/09/2018
Những năm gần đây, phong trào trồng cây ăn quả có múi kết hợp với chăn nuôi và trồng rừng đã diễn ra rầm rộ ở các thôn xóm...
Trong những năm gần đây, trồng hoa lan cũng là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Tây Ninh.
Đó mới chỉ là thành công bước đầu từ mô hình trồng nho Hạ đen theo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình anh Phạm Văn Quỳnh
Loại cây này thường mọc hoang nhiều ở vùng núi, bờ rậm. Trước kia người ta thường thấy ở rừng hay bờ rẫy và gọi nó với cái tên dân dã là cây sọ chó.
Nghề ương cá giống, chi phí đầu tư không lớn, nhưng lãi tương đối cao. Nhưng không phải ai cũng sản xuất được, bởi bên cạnh đòi hỏi nắm bắt kỹ thuật.
Để nâng cao giá trị cho nông sản, Huy Hùng cùng các thành viên trong hợp tác xã đang tập trung cải tạo vườn hiện có và mở rộng diện tích...
Cá dầm xanh hay còn gọi là cá bỗng chỉ sống được ở môi trường nước sạch, có dòng chảy.
Với 10ha đất trồng cây cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái…, trừ chi phí, ông thu lãi gần 1,5 tỷ đồng/năm. Ông trở thành cựu chiến binh làm kinh tế giỏi
Với mô hình nuôi cá chình, anh đã tạo hang hốc, giúp cá sinh trưởng, phát triển gần tự nhiên nhất, vì thế bệnh tật hầu như không có.
Đó là lợi nhuận từ cây rau má của gia đình anh Lê Văn Hiển ở ấp Lò Rèn, xã Tân Thuân, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.