Trung Quốc đón Tết Nguyên tiêu, thanh long Việt Nam tăng giá
Theo một số thương lái, giá thanh long tăng do phía thị trường Trung Quốc đang cần một lượng hàng lớn để phục vụ...
2018-12-17 14:35:38
Sầu riêng tăng giá gấp 2 lần so với tháng trước
Giá mua xô tại vườn vào ngày 15-12 tại các tỉnh miền Tây đang ở mức từ 65.000 – 70.000 đồng/kg, nếu so với thời điểm thấp nhất hồi cuối tháng trước thì giá loại quả đặc sản này đã tăng gấp 2 lần. Theo đó, giá bán lẻ sầu riêng loại 1 (1,5-3 kg/quả) tại TP HCM đang dao động từ 120.000 – 200.000 đồng/kg nhưng không còn rộ các điểm bán sầu riêng lưu động như vài tuần trước vì lượng trái chín cũng không còn nhiều.
Sầu riêng miền Tây tăng giá trở lại sau vài tuần rớt gía mạnh. Ảnh: Lê Phong
Tuy nhiên, Trung Quốc chưa cho phép nhập khẩu chính ngạch sầu riêng từ Việt Nam do 2 bên chưa đàm phán xong nhưng thương lái vẫn nhập khẩu theo dạng biên mậu nên thị trường thiếu ổn định kéo theo đó giá cả vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nhiều loại nông sản đang ở mức thấp kỷ lục
Nguyên nhân là do thời tiết thuận lợi, sản lượng tăng so với năm trước. Những loại quả có múi là "nạn nhân" trong đợt mất giá này. Cụ thể bưởi da xanh loại 1 (trái đẹp, trọng lượng từ 1,5 - 1,8 kg/trái) giá chỉ còn từ 32.000 - 35.000 đồng/kg, loại 2 chỉ có 20.000 - 23.000 đồng… thấp hơn 50% so với 2 tháng trước. Có nhiều lí do khiến bưởi mất giá, trong đó có nguyên nhân từ sự mất giá của các loại trái có múi như cam quýt.
Giá cam sành tại ĐBSCL chỉ có 3.000 - 4.000 đồng/kg, "mức giá thấp kỷ lục từ trước đến nay”, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).
Cũng theo bộ này, vì sản lượng lớn và đầu ra hạn chế; mặt khác vì muốn thu lợi nhanh, nhiều nhà vườn trồng cam đã ép cho cây ra trái sớm chỉ sau hơn một năm trồng. Điều này khiến chất lượng bị hạn chế còn cây bị nhiều sâu bệnh. “Bưởi giảm giá là do trái không đạt chuẩn, thị trường Trung Quốc cũng có hàng nên hạn chế thu mua”, báo cáo cung cấp thêm một nguyên nhân.
Năm nay người trồng bưởi da xanh cũng lỗ nặng.
Giá cà phê khó khởi sắc trong thời gian tới
Xuất khẩu cà phê tăng mạnh về lượng nhưng giá giảm và xu hướng này khó thay đổi trong thời gian tới. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến giá cà phê trong nước. Giá cà phê trong nước hiện chỉ khoảng 34.600 – 35.200 đồng/kg, giảm 700 – 900 đồng/ kg so với tháng trước. Đáng lo là giá cà phê khó khởi sắc trong thời gian tới khi mà áp lực dư cung trên thị trường toàn cầu ngày càng tăng. Nguồn cung cà phê Conilon Robusta năm nay của Brazil dự báo dư thừa khoảng 4-5 triệu bao để xuất khẩu.
Trong khi đó nhiều vùng ở nước ta, vườn cà phê đang già cỗi cho năng suất thấp; thời tiết thất thường nên niên vụ này dự báo có nơi sẽ giảm năng suất đến 1/3. Với vườn cà phê đã thu hoạch, hiện nay mỗi vụ nhà vườn đầu tư tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ 50-70 triệu đồng, thu hoạch khoảng 3 tấn/ha. Nếu giá cà phê nhân vẫn ở mức 35 triệu đồng/tấn như hiện nay, người trồng cà phê ở tỉnh Gia Lai sẽ bị thiệt hơn 800 tỉ đồng vì giảm sản lượng.
Ngoài ra việc thu hái cà phê bắt đầu chín cũng gặp nhiều khó khăn do nguồn nhân công quá khan hiếm. Theo đó giá nhân công hiện nay cao ngất ngưởng, khoảng 1 triệu đồng/tấn so với 800.000 đồng năm trước. Nhiều vườn cà phê chín đỏ mà đành chịu. Tính trung bình cứ mỗi hécta cà phê phải cần đến 5 - 7 nhân công thu hái hơn một tuần. Và với 500.000 hécta cà phê của Tây Nguyên, đang cần một nguồn nhân công khổng lồ. Không chỉ có những hộ gia đình, các doanh nghiệp trồng cà phê cũng rất cần nguồn nhân công thu hái. Nhiều công ty sốt ruột với hàng trăm hécta diện tích chín dồn dập mà vẫn chạy đôn, chạy đáo.
Giá cà phê chưa có dấu hiệu khởi sắc trong thời gian tới
Cũng như cà phê, ngành tiêu đang chịu sức ép lớn do nguồn cung dư thừa. Giá tiêu tại thị trường nội địa chỉ còn khoảng 55.000 đồng/kg, giảm 3.000 – 5.000 đồng/kg so với tháng trước và giảm đến 3 lần so với mức giá đỉnh điểm cách đây 3 năm.
Trong danh sách các nông sản tăng lượng giảm giá còn có hạt điều. Giá điều nhân xuất khẩu hiện chỉ còn 9.239 USD/tấn, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2017. Xuất khẩu điều ước đạt 342.000 tấn tương đương 3,1 tỉ USD, tăng 6% về khối lượng nhưng giảm 3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Năm nay là năm khó khăn của ngành điều vì xảy ra tình trạng tranh mua tranh bán dẫn đến nhiều doanh nghiệp thua lỗ. Ngành này cũng phải chi tới 2,25 tỉ USD để nhập điều thô về sản xuất.
Theo Agritech tổng hợp
Theo một số thương lái, giá thanh long tăng do phía thị trường Trung Quốc đang cần một lượng hàng lớn để phục vụ...
Đáng chú ý trong đợt tăng giá lần này, giá heo hơi tại miền Nam ghi nhận ngày tăng thứ ba liên tiếp. Một số nơi đang có xu hướng tăng khá...
Trong mâm cỗ của các gia đình Việt không thể thiếu thịt gà, thịt lợn và mâm ngũ quả. Chính vì vậy, những ngày cuối năm đây là các mặt hàng tăng...
Nếu như thời gian này tháng trước, nhiều nhà vườn trồng bưởi da xanh đang vô cùng lo lắng vì giá sắp chạm đáy thì cận Tết, giá bưởi tăng từng ngày...
Tết Nguyên đán đang đến gần, trên thị trường hiện nay, một số mặt hàng trái cây đang có dấu hiệu tăng giá...
Sau thời gian giảm giá do ảnh hưởng của dịch lở mồm long móng, giá thịt heo đã khởi sắc trở lại, Cục Chăn nuôi muốn thị trường thịt heo ổn định...
Cuối năm 2018 đầu năm 2019 thị trường cá tra liên tục đón nhận những kỉ lục về xuất khẩu nhưng cũng tồn tại những mối nguy về cạnh tranh và giá cả.
Một số mặt hàng kì vọng sẽ tăng giá trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Theo dự báo của các thương lái và nhà vườn, giá thanh long sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi Tết Âm lịch đang gần kề.
Dù sắp đến mùa thu hoạch nhưng giá tiêu vẫn không mấy khả quan, các nhà vườn đang lo lắng khi đầu ra tiêu năm nay lại gặp khó.