Tin bão mới nhất sáng 2/7: Bão số 1 gió giật cấp 15, Quảng Ninh từ đêm nay mưa rất to
Sáng sớm nay, bão số 1 (Chaba) cách Quảng Ninh khoảng 410km về phía Đông Đông Nam, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 15.
2020-05-15 11:38:02
61ha ao nuôi tôm nằm ngoài quy hoạch trên đất lúa, cùng hàng trăm giếng khoan lấy nước mặn trái phép đang được cảnh báo sẽ hủy hoại hệ sinh thái vùng Đồng Tháp Mười, cũng như đe dọa vùng sản xuất lúa.
Một hộ được lời, cả vựa lúa chết
Những năm gần đây, thấy nuôi tôm nhanh đổi đời nên nhiều doanh nghiệp đã đến Đồng Tháp Mười thuê hoặc mua lại các diện tích đất trồng lúa của người dân với giá cao gấp nhiều lần giá thị trường để nuôi tôm. Một số người dân nhận thấy lợi nhuận cao đã cho thuê hoặc bán ruộng cho doanh nghiệp.
Thời điểm này, trên cánh đồng trồng lúa của xã Tân Lập (huyện Mộc Hóa), ngày nào cũng có hàng chục chiếc máy xúc đua nhau phá lúa để đào ao và đào giếng tầng nông 30 – 40m lấy nước mặn nuôi tôm. Chỉ trong thời gian ngắn, trên địa bàn xã đã có hơn 30ha đất lúa tự ý chuyển đổi sang ao nuôi tôm nước mặn trái phép.
Nhiều hộ nông dân đào ao nuôi tôm nước mặn trái phép tại cánh đồng lúa
Bà Bùi Thị Liêm, 67 tuổi, dẫn chúng tôi đi thăm ruộng lúa có diện tích 1,5 ha của gia đình nằm ngay cạnh một ao nuôi tôm. Chỉ tay vào ruộng lúa có nguy cơ mất trắng do nước mặn từ ao tôm rỉ ra, bà Liêm bức xúc cho biết: Hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng tự phát tại xã Tân Lập đã diễn ra từ cuối năm ngoái. Bà và một số hộ nông dân trong xã lo ngại nước mặn từ ao nuôi tôm sẽ xâm nhập sang các mảnh ruộng bên cạnh nên đã làm đơn gửi đến chính quyền địa phương nhờ can thiệp. Thế nhưng, đã nhiều tháng trôi qua vẫn chưa thấy chính quyền xã giải quyết. Hồi gửi đơn lên chính quyền địa phương mới chỉ có vài ao lẻ tẻ, giờ đã lên đến vài chục ao và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nếu cứ đà này, nguy cơ xoá sổ cánh đồng lúa của xã là rất lớn. Để hạn chế nguy cơ bị ảnh hưởng của nước mặn, một số hộ đã phải đào líp và chuyển sang trồng rau màu.
Theo chính quyền địa phương, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đào ao nuôi tôm trái phép là do lợi nhuận từ nuôi tôm quá lớn. Hiện nay, trừ chi phí sản xuất, bình quân một vụ nông dân nuôi tôm lãi từ 500 - 600 triệu đồng/ha và một năm có thể nuôi được ba vụ. Trong khi đó, trồng lúa giá cả lại quá bấp bênh.
Khó xử lý
Theo thống kê của sở NN&PTNT tỉnh Long An, hiện toàn tỉnh có 33 hộ với diện tích 61ha ao nuôi tôm nước mặn trái phép và tập trung chủ yếu tại các huyện Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Kiến Tường, Vĩnh Hưng, Tân Hưng. Số diện tích nuôi tôm trên chưa được làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, cũng như chưa thực hiện các thủ tục hồ sơ môi trường và xử lý nước thải. Hiện nay, mới chỉ có UBND huyện Mộc Hóa xử phạt hành chính 5 hộ dân với tổng số tiền 37,5 triệu đồng về hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa sang nuôi trồng thủy sản trái phép. Các huyện còn lại chủ yếu tuyên truyền và vận động người dân không đào ao nuôi tôm trái phép.
Việc người dân khoan giếng tầng nông lấy nước mặn, đồng thời hòa thêm muối vào nước để đảm bảo độ mặn 4-6 phần nghìn sẽ làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây mặn hóa vùng nuôi và ô nhiễm nguồn nước ngầm. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh. Bên cạnh đó, do cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm không phù hợp, chi phí đầu tư ban đầu cao, nguy cơ bùng phát dịch bệnh bất cứ lúc nào và khó kiểm soát dẫn đến rủi ro thiệt hại lớn cho người dân.
Dù rủi ro cao, nhưng giá trị mang lại sau thu hoạch rất lớn nên khả năng diện tích nuôi tôm nước mặn trong vùng nước ngọt sẽ tiếp tục tăng cao.
Bài học từ nuôi cá tra của bà con nông dân vùng Đồng Tháp Mười vẫn còn chưa “ráo mực”. Cách đây 3 năm, tại vùng Đồng Tháp Mười cũng đã xảy ra tình trạng người dân bỏ lúa đào ao nuôi cá tra bất chấp cảnh báo của ngành chức năng. Từ vài hecta ban đầu, diện tích nuôi cá tra sau đó đã tăng lên khoảng 3.500ha, tập trung chủ yếu tại huyện Tân Hưng và Tân Thạnh. Hiện hàng ngàn hộ nuôi cá tra phải lấp ao trồng lúa trở lại hoặc phơi ao bỏ không. Nguyên nhân là do giá cá xuống thấp, giá bán thấp hơn giá thành sản xuất khiến nhiều người dân lâm cảnh nợ nần.
Cổng Nông Dân
Sáng sớm nay, bão số 1 (Chaba) cách Quảng Ninh khoảng 410km về phía Đông Đông Nam, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 15.
Sau khi lập đỉnh lịch sử cao nhất trong 50 năm trở lại đây, giá phân bón Ure trên thế giới và trong nước bắt đầu hạ nhiệt.
Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã kiểm tra 2.706 vụ, xử lý 2.430 vụ hàng giả, gian lận thương mại, khởi tố 16 vụ đối với 22 đối tượng trong tháng 6 năm 2022.
Giá cà phê hôm nay 28/6 trong khoảng 42.600 - 43.100 đồng/kg, tăng nhẹ 100 đồng/kg so với cùng thời điểm sáng qua.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ra quyết định xử phạt 350 triệu đồng đối với Nhà máy DAP số 2 Lào Cai về hành vi phát khí thải, gây ô nhiễm môi trường
Thị trường trong nước ghi nhận giá ure giảm nhiệt khoảng 40.000 -50.000 đ/bao. Giá ure giảm nhiệt liệu có kéo được đà giảm giá của các loại phân bón
Tôm thẻ và tôm sú thương phẩm không có nhiều, trong khi các nhà máy chế biến thủy sản đang đẩy mạnh sản xuất khiến giá tôm không ngừng đi lên.
Vài ngày trở lại đây, thị trường Trung Quốc đang tích cực thu mua nhiều nông sản của Việt Nam, tốc độ thông quan tại các cửa khẩu cũng nhanh chóng hơn
Giá ure xanh Cà Mau tại Gia Lai ngày 16/6 giảm 10.000 đồng/bao 40 kg xuống còn 780.000 đồng/bao 40 kg.
Ông Huỳnh Tấn Đàn đã sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc để sản xuất phân bón giả mạo xuất xứ 'USA' và tiêu thụ 300 tấn phân bón giả ra thị trường