CS-Bí quyết giúp cây vải thoát chu kỳ ra quả cách năm
Cây vải có “tập quán” ra hoa cách năm, nhưng có thể dùng phân bón, cách chăm sóc để điều chỉnh có lợi cho mùa vụ
2020-06-18 17:30:12
Bị ép giá, trừ lùi cân là một trong nhiều thiệt thòi mà nông dân khi bán hàng cho thương lái phải chấp nhận như một luật ngầm bất thành văn từ lâu nay.
Đến hẹn lại lên, cứ vào đợt thu hoạch rộ vải thiều, tại huyện Lục Ngạn, Bắc Giang lại tấp nập xe cộ vào ra, người mua kẻ bán. Dọc theo QL 31, kéo dài khoảng 40 km từ phố Kim, xã Phượng Sơn đến trung tâm xã Biển Động, huyện Lục Ngạn có rất nhiều điểm thu mua vải thiều của các thương lái, cả trong nước lẫn nước ngoài. Nhìn cảnh người mua kẻ bán nhộn nhịp, chắc hẳn ai cũng có suy nghĩ vụ vải năm nay được mùa được giá.
Thế nhưng bên cạnh niềm vui ấy thì có một nỗi buồn mà chỉ người nông dân mới hiểu. Từ nhiều năm nay, cảnh thương lái ép giá, trừ lùi cân khi thu mua vải thiều đã không còn là chuyện của riêng ai. Nó như một luật ngầm bất thành văn mà dù biết là thiệt thòi nhưng người dân mỗi khi bán hàng đều phải chấp nhận.
Với lí do trừ quả hỏng, cuống dài, sót lá.., thương lái bắt phải trừ lùi đến 10kg/100kg vải thiều. Thậm chí tại một số điểm thu mua ở xã Quý Sơn, Giáp Sơn, Phì Điền huyện Lục Ngạn còn trừ lùi 12 - 15kg/100kg. Tính ra 1 tấn vải, thương lái đã ăn chặn được hơn 100kg. Với mức giá 25.000 - 35.000 đồng/kg, 100 kg vải thì chỉ riêng số tiền họ thu về từ việc trừ hao đã xấp xỉ 3 triệu đồng. Vải sau khi cân sẽ được đổ ngay ra điểm tập kết của thương lái. Vì vậy, dù muốn hay không thì người dân cũng không thể lấy lại hàng.
Không chỉ trừ hao, chiêu trò ép giá cũng diễn ra phổ biến đến mức hiếm thấy một thương lái nào đi mua hàng mà không ép giá. Có khi thỏa thuận xong xuôi, nhưng khi trả tiền lại về mức giá thấp hơn. Dù người bán không đồng ý, xảy ra cãi vã thì kết cục vẫn phải theo ý thương lái.
Sở dĩ giới thương lái thường xuyên sử dụng những chiêu trò này với nông dân là bởi vì họ nắm rõ tâm lí của người bán. Hàng hóa chủ yếu là nông sản tươi, thô chưa qua chế biến nên có thời gian bảo quản rất ngắn. Nếu không bán ngay, hàng để lâu sẽ bị hỏng, hao hụt nhiều. Do vậy, dù bất bình nhưng nông dân đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”, chấp nhận bán cho thương lái.
Trước tình trạng này, chính quyền huyện Lục Ngạn đã triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi cho người dân trồng vải. Bên cạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện theo quy định của người mua để hạn chế việc trừ lùi, UBND huyện cũng thành lập 2 tổ công tác liên ngành, thường xuyên tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp mua gian, bán lận.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang cũng đã chỉ đạo lực lượng tham gia các tổ công tác liên ngành của huyện Lục Ngạn tăng cường kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng trên.
Trong quá trình mua bán, người dân phát hiện có tình trạng ép cân, ép giá và gian lận thương mại cần báo ngay cho lực lượng chức năng để kịp thời ngăn chặn, giải quyết.
Cổng Nông Dân
Cây vải có “tập quán” ra hoa cách năm, nhưng có thể dùng phân bón, cách chăm sóc để điều chỉnh có lợi cho mùa vụ
Đây là vụ vải thiều tươi Việt Nam đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và AEON là nhà bán lẻ đầu tiên bán loại trái cây này
Sau khi kiểm tra hệ thống xử lý quả vải, chuyên gia Nhật Bản đánh giá quả vải thiều Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật trong năm nay
Tính đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được hơn 18,2 nghìn tấn vải thiều sớm, giá bán bình quân 25 nghìn đồng/kg.
Các lực lượng chức năng tại cửa khẩu Kim Thành và Tân Thanh đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu diễn ra nhanh chóng.
Để giảm bớt thiệt hại và kéo dài được thời gian bảo quản cho vải, hãy cùng tìm hiểu về cách bảo quản vải trong thùng xốp để được lâu khi vận chuyển.
Là thị trường tiềm năng của vải thiều nước ta nhưng thực tế hiện nay, Singapore lại đang mua vải thiều Việt Nam từ thương lái Trung Quốc.
Vải tươi của Việt Nam được xuất sang Nhật với yêu cầu chặt chẽ về vùng trồng, đóng gói, xử lý dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch.
Trung Quốc được mùa vải thiều và thời gian thu hoạch gần với vụ vải thiều nước ta, thế nhưng tại sao người Trung Quốc vẫn “khát” quả vải Việt Nam?
Chất lượng quả vải tốt cộng với việc xuất khẩu thuận lợi, tỉnh Bắc Giang đã sẵn sàng để xuất đi lô vải thiều đầu tiên sang thị trường Nhật Bản.