Mối làm ăn hấp dẫn từ rùa răng, thử một lần thành nghiện khó bỏ
Càng đước là loài động vật quý, bổ dưỡng và giá trị kinh tế cao, giá thương phẩm luôn ổn định ở mức 350.000 – 400.000 đồng/kg.
2021-02-25 15:34:38
Xuất phát từ việc làm muối vất vả và kém hiệu quả, nuôi tôm lại đối mặt với nhiều rủi ro, nhiều diêm dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi Artemia.
Artemia là loại giáp xác nhỏ, được tìm thấy nhiều nơi trên thế giới. Chúng có khả năng sống ở cả những vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới cho đến ôn đới. Ở điều kiện tự nhiên, Artemia sống ở độ mặn > 70‰ nhưng có thể chết ở độ mặn bão hòa của muối là 250‰. Loại ấu trùng này chứa nhiều axitamin, axit béo, chất khoáng, giàu đạm. Bổ sung Artemia trong thức ăn sẽ giúp tôm cá tiêu hóa dễ dàng hơn, bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây bệnh, đồng thời giúp quá trình hấp thụ các chất đạm vào cơ thể được nhanh chóng. Ngoài ra, Artemia còn góp phần tạo màu sắc cho tôm cá, rất hữu ích trong nuôi cá cảnh.
Bởi vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản, Artemia được đưa vào nuôi với quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng thức ăn cho thủy sản.
Vòng đời của Artemia được diễn ra như sau: Trứng nở thành ấu trùng, lúc này, chiều dài của ấu trùng chỉ khoảng 400 – 500µm. Bộ máy tiêu hóa của chúng chưa hoàn chỉnh nên chỉ sống dựa vào nguồn noãn hoàng. Sau khi nở 8 giờ, ấu trùng lột xác và có thể tiêu hóa các loại thức ăn kích thước nhỏ từ 1 – 50µm. Sau 10 – 15 ngày, ấu trùng sẽ trải qua 15 lần lột xác trước khi đến giai đoạn trưởng thành. Artemia là loài ăn lọc, chúng ăn mùn bã hữu cơ các vi tảo cực nhỏ, vi khuẩn…
Việt Nam là một trong số ít quốc gia đủ điều kiện sản xuất được Artemia. Trước đây, việc nuôi nhân tạo loài này ở nước ta thường gặp một số khó khăn như thức ăn bị hạn chế do nguồn nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, người dân đã tận dụng nguồn phụ phẩm dồi dào từ sản xuất nông nghiệp để nuôi sinh khối Artemia tươi sống. Qua đó, giảm bớt được nhiều chi phí nuôi, đồng thời giúp mô hình này trở nên phổ biến hơn ở nước ta.
Mỗi ha nuôi Artemia cho sản lượng 100 – 150kg/vụ. Trứng Artemia tươi bán tại ruộng vào khoảng 1,2 – 1,5 triệu đồng/kg, trứng sấy khô giá 4,5 – 5,5 triệu đồng/kg. So với nuôi tôm, Artemia không đòi hỏi nhiều kĩ thuật, chúng cũng ít rủi ro hơn cho người nuôi. Hiện nguồn Artemia sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng khoảng 20% nhu cầu, do vậy tiềm năng để phát triển mô hình này còn rất lớn. Bên cạnh đó, chất lượng và độ đạm của trứng Artemia ở nước ta được đánh giá rất cao, nhất là tại vùng nuôi Sóc Trăng, Bạc Liêu. Do vậy, trứng Artemia ở đây có mức giá trên 250 USD/kg, trong khi các nước khác chỉ bán với giá 150 USD/kg.
Artemia đang được xem là đối tượng thích hợp để thay thế những vùng sản xuất muối và nuôi tôm kém hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao cho người dân, đồng thời đảm bảo nguồn cung cho cả nước.
Nếu cần tư vấn kĩ thuật hay địa chỉ mua con giống, bà con có thể gọi điện đến tổng đài 1045 của mạng Viettel (ấn phím 2.2 để gặp chuyên viên hỗ trợ địa chỉ mua bán, ấn phím 5 để gặp chuyên gia hỗ trợ kĩ thuật) hoặc đặt câu hỏi trong mục Hỏi-đáp. Lưu ý, Cổng Nông Dân không phải là nơi bán giống, chúng tôi chỉ hỗ trợ tìm địa chỉ.
Cổng Nông Dân
Nuôi tôm chán quá . chưa hiểu về loại này như thế nào . nuôi như thế nào.ban như thế nào
Càng đước là loài động vật quý, bổ dưỡng và giá trị kinh tế cao, giá thương phẩm luôn ổn định ở mức 350.000 – 400.000 đồng/kg.
Là gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới song vani và ớt charapita đều đã được trồng thành công tại Việt Nam.
Lợi thế lớn nhất của việc nuôi tôm tít là không đòi hỏi diện tích lớn. Tôm tít phát triển tốt trong điều kiện nuôi nhốt...
Rất nhiều hộ dân đưa cá chạch lấu và cá hô vào nuôi thương phẩm với quy mô lớn. Vậy nếu kết hợp chúng trong cùng một ao nuôi kết quả sẽ ra sao?
Cá rói là loại cá dễ nuôi, sinh trưởng nhanh và nuôi được ở ao, hồ, lồng, bè… Đây đang là đối tượng được nhiều người nuôi lựa chọn.
Thanh long Tổ Yến vỏ vàng đang là một loại trái cây bùng nổ trên khắp thị trường lớn thế giới như Mỹ, Canada, Hồng Kông, Nhật Bản. vv… Cây thanh long
Gà tây là giống gia cầm ngoại nhập còn tương đối mới đối với bà con nông dân Việt Nam. Kỹ thuật nuôi gà tây được đánh giá tương đối khó...
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, nghề nuôi bọ cạp đang rất phát triển. Con vật này nuôi không khó, giá trị kinh tế lại cao...
Cheo cheo, hay còn có gọi khác là cheo, là động vật thuộc bộ guốc chẵn, nằm trong danh sách những động vật quý hiếm.
Đây là đối tượng thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, được thị trường ưa chuộng.
27/02/2021 08:51
Chào anh Nguyễn Văn Mạnh!
Để nhận được câu trả lời tư vấn của chuyên gia, anh vui lòng Soạn Tin XN gửi 1045 của mạng VIETTEL. Sau đó bấm gọi 1045 và bấm số 5 để gặp những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc Biệt anh sẽ được cộng 10.000d vào Tài khoản điện thoại từ ưu đãi của tổng đài Cổng Nông Dân thuộc mạng Viettel.