Tạm giữ 1.078 thùng thịt heo không rõ nguồn gốc
Lực lượng chức năng tỉnh An Giang vừa phát hiện, tạm giữ một xe tải chở 1.078 thùng sản phẩm động vật (khoảng 16 tấn) không rõ nguồn gốc.
2019-09-06 09:34:19
Chuyên gia chăn nuôi cho rằng, việc dịch tả lợn châu Phi giảm dần cường độ là điều tất yếu. Vậy tái đàn bây giờ có an toàn không?
Dịch tả lợn châu Phi có dấu hiệu hạ nhiệt
Từ tháng 5 đến nay, đã có nhiều huyện thuộc các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Hà Nội, Bắc Kạn,… công bố hết dịch tả lợn châu Phi. Số lượng lợn mắc bệnh và tiêu hủy đã giảm, do mật độ chăn nuôi lợn ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm. Bà con chăn nuôi đã chú trọng áp dụng các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng bộ môn Virus (Viện Thú y) và PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên – Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, ASF sẽ giảm dần cường độ là điều tất yếu. Thứ nhất, mật độ đàn lợn hiện nay đã giảm do ảnh hưởng của dịch. Thứ hai, bà con chăn nuôi đã có những kiến thức về việc triển khai phòng chống sau thời gian dịch diễn ra. Về mặt lí thuyết, bất kể dịch bệnh nào, dù là dịch bệnh trên người hay động vật, đều diễn biến theo mô hình đồ thị của “chuyển động quả lắc đơn”. Điều này có nghĩa là sau giai đoạn đầu bùng phát ồ ạt, gây thiệt hại nặng nề, cường độ sẽ giảm dần, nếu không thanh toán được triệt để thì sẽ trở thành dịch địa phương giống như dịch tả lợn cổ điển. Virus ASF là một thực thể sống, ký sinh trên lợn. Về mặt sinh tồn tự nhiên, không có sinh vật nào lại tiêu diệt hoàn toàn vật chủ mà chúng ký sinh.
Bên cạnh đó, tại vùng dịch, không phải tất cả lợn mắc bệnh đều chết, vẫn có tỷ lệ sống sót nhất định qua dịch mà khoa học cũng chưa giải thích được.
Vậy, bây giờ tái đàn đã an toàn chưa?
Có nên tái đàn bây giờ không? (Ảnh: st)
Có nhiều bà con gửi câu hỏi về Cổng Nông Dân, quan tâm tới việc bao lâu thì được tái đàn và tái đàn bây giờ có an toàn không? Cổng Nông Dân khuyến cáo bà con như sau:
Theo quy định của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời điểm tái đàn sau dịch là 30 ngày, kể từ khi tiêu hủy lợn hoặc sản phẩm lợn bị nhiễm bệnh, đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Cơ sở từng bước nuôi tái đàn, với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi tại đây. Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi, khi đó mới nuôi tái đàn với số lượng lên đến 100% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.
Việc tái đàn phải đảm bảo mục tiêu phát triển và an toàn dịch bệnh. Không tái đàn ở các cơ sở xảy ra dịch chưa đủ điều kiện. Trước khi tái đàn phải đảm bảo tiêu độc khử trùng, thực hiện nghiêm túc việc khai báo với chính quyền địa phương. Trường hợp không khai báo, khi xảy ra dịch sẽ bị xử lý vi phạm hành chính và không được hỗ trợ theo quy định.
Ngoài ra, virus có thể tồn tại trong chuồng nuôi lợn bệnh ít nhất 1 tháng, ở vết máu bám vào thanh gỗ là 70 ngày. Vậy nên rất khó để tiêu diệt mầm bệnh hoàn toàn. Nếu bà con thực hiện vệ sinh, sát trùng không đúng kỹ thuật, mầm bệnh sẽ tồn tại và khả năng lây lan dịch bệnh cho lần tái đàn là rất cao.
Mặc dù, hiện tại dịch tả lợn châu Phi đang có dấu hiệu “hạ nhiệt”, giá lợn hơi ngày một tăng khiến nhiều bà con có ý định tái đàn. Nhưng, hiện tại có rất nhiều rủi ro nếu bà con tái đàn. Vậy nên, chỉ tái đàn, nâng đàn ở vùng chưa có dịch và đảm bảo an toàn sinh học. Ngoài trường hợp trên thì bà con không nên vội tái đàn.
Cổng Nông Dân
Lực lượng chức năng tỉnh An Giang vừa phát hiện, tạm giữ một xe tải chở 1.078 thùng sản phẩm động vật (khoảng 16 tấn) không rõ nguồn gốc.
Dự kiến việc tiêm vắc xin dịch tả lợn châu Phi sẽ được thực hiện từ tháng 7, đến cuối năm sẽ có đánh giá về việc sử dụng vắc xin này và xem xét...
Từ đầu năm đến nay, thiên tai đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Dự kiến, những tháng cao điểm mùa lũ, nguy cơ sẽ rất lớn do lượng mưa...
Hơn 1 năm nay giá mít Thái thường có mức giá khá thấp từ 3.000 – 5.000 đồng/kg. Sau thời gian dài mong đợi giá mít Thái tăng lên...
Theo đó, với lý do giá nguyên liệu đầu vào biến động, các công ty đã điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm từ 300 – 400 đồng/kg kể từ ngày 1/7 tới.
Giá phân bón thế giới đột ngột giảm mạnh trong tháng 6/2022, giúp giá phân bón trong nước \'hạ nhiệt\'.
Ngày 23-6, Cục Quản lý thị trường Sóc Trăng cho biết, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, đơn vị đã phát hiện 62 vụ việc vi phạm hành chính
Thương nhân, đại lý hạn chế nhập hàng do lo ngại giá tiếp tục giảm, nhiều công ty phân bón lớn đồng loạt điều chỉnh giảm giá sản phẩm để tránh tồn kho
UBND tỉnh Gia Lai đã xử phạt 2 hộ kinh doanh phân bón ở Chư Pah, tỉnh Gia Lai tổng cộng 590 triệu đồng vì bán hàng hoá có chất lượng không phù hợp
Ngành chăn nuôi heo đang đối mặt với áp lực giá thức ăn chăn nuôi tăng, trong khi giá heo hơi chỉ tăng nhẹ hoặc đi ngang, thậm chí có nơi giảm...