Dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát, giá lợn hơi sẽ tăng?
Cập nhật giá lợn hơi mới nhất trong tình hình dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát tại nhiều địa phương.
2021-02-22 18:06:18
Nhập khẩu phân bón giảm mạnh do giá quốc tế tăng cao
Giá phân bón trên thị trường quốc tế gần đây tăng mạnh do chi phí nguyên liệu tăng kết hợp với giá ngũ cốc tăng thúc đẩy nhu cầu sử dụng phân bón tăng cao giữa lúc hoạt động vận chuyển khó khăn do dịch COVID-19 gây tốn kém chi phí vận chuyển.
Tháng 2/2021, giá phân bón các loại đều tăng mạnh, khoảng 5 – 15%, trong đó tăng mạnh nhất là giá urea, ở mức 14,6%.
Giá phân bón thế giới tăng mạnh giữa lúc việc vận chuyển khó khăn là nguyên nhân chính khiến nhập khẩu phân bón của cả nước tháng 1/2021 sụt giảm.
Việt Nam nhập khẩu phân bón từ khoảng 20 thị trường, trong đó top 6 nhà cung cấp chủ chốt gồm Trung Quốc, Nga, Belarus, Israel, Hàn Quốc và Canada chiếm tổng cộng khoảng 80% tổng kim ngạch nhập khẩu; trong đó khoảng một nửa đến từ Trung Quốc.
Nhập khẩu từ hai nhà cung cấp lớn nhất đều giảm trong tháng 1 vừa qua. Theo đó, nhập khẩu từ Trung Quốc tháng 1/2021 đạt 118,85 nghìn tấn với trị giá 30,66 triệu USD, giảm 11,74% về lượng và giảm 5,92% về trị giá so với tháng trước đó; nhập từ Nga cũng giảm lần lượt 20,26% và 5,28% còn 35 nghìn tấn (11,46 triệu USD). Nhập khẩu từ một số thị trường khác như Canada, Nhật Bản… cũng giảm.
Tuy nhiên, nhập khẩu phân bón trong tháng 1 từ một số thị trường vẫn tăng. Đơn cử như nhập khẩu từ Đức (tăng 350,83% về lượng và 244,73% về trị giá) và thị trường Thái Lan (tăng 557,29% về lượng và 454,82% về trị giá); Israel (+111% về lượng, +86,1% về trị giá); Hàn Quốc (+30,16% về lượng, +18,46% về trị giá); Philippines (+36,69% về lượng, +59,83% về trị giá)…
Mặc dù nhập khẩu từ những thị trường này tăng mạnh, song do tỷ trọng nhỏ nên không thể làm thay đổi xu hướng tổng nhập khẩu mặt hàng này từ các thị trường.
Giá phân bón trong nước cũng đang tăng cùng chiều với giá quốc tế.
Với xu hướng giá dầu mỏ đang tăng, khí gas vẫn ở mức cao, đặc biệt giá nông sản cao giữa bối cảnh dịch Covid-19, dự báo giá phân bón sẽ còn tiếp tục tăng trong vài tuần tới.
Vũ Ngọc Diệp
Theo cafef.vn, 21/02/2021
Giá phân tăng do bộ công thương tăng chứ làm gì nguồn cung ít mà lên giá. Huồn gì các công ty phân sản xuất trong nước đóng bao bì ở việt nam. Không tăm không hiệu ngước ngoài. Vậy phân trong nước tăng là do lợi dụng tăng giá hay là của nước ngoài. Nếu của nước ngoài thì để nguyên bao bì nứơc ngoài cho nông dân tin tưởng dùng. Còn nếu là nhập khẩu rồi đổi bao bì chẳn khác nào lực nông dân. Lợi dụng đổi bao bì rồi thêm giảm thành phần để lên lợi nhuận. Tạo cơ hội cho lũ phân giả.
Cập nhật giá lợn hơi mới nhất trong tình hình dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát tại nhiều địa phương.
Giá lúa tại thị trường trong nước và giá gạo xuất khẩu tiếp tục ổn định ở mức cao. Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tăng 5 USD/tấn.
Tuần tới (1-7/3) giá hồ tiêu được các chuyên gia dự báo tiếp tục tăng trong bối cảnh cầu vượt cung.
Giá lợn hơi hôm nay trên cả nước dao động từ 74.000 - 78.000 đồng/kg. Trong đó, khu vực miền Bắc có giá lợn hơi cao nhất cả nước.
Giá hồ tiêu hôm nay vẫn tiếp tục đà tăng liên tiếp trong những ngày vừa qua, dao động từ 52.500 - 55.000/kg.
Bài viết cập nhật chi tiết giá tôm thẻ chân trắng và tôm sú oxy trong tuần 22 - 28/2/2021.
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá lợn hơi tại nhiều địa phương có xu hướng giảm liên tục. Hiện giá lợn hơi trên cả nước tuột mốc 80.000 đồng/kg...
Lúa tươi được thương lái vào tận ruộng đặt cọc đối với giống OM 5451 và Đài Thơm 8 có giá từ 6.000 đồng/kg đến 6.200 đồng/kg...
Giá lợn hơi hôm nay tăng 1.000 đồng/kg ở một loạt tỉnh thành trên toàn quốc, dao động trong khoảng 75.000 – 80.000 đồng/kg.
Vựa chuối mật mốc Tân Long vào vụ Tết nhưng giá cao do mưa lũ, biên giới Lào đóng cửa khiến chuối không thể về Việt Nam.