Công nghệ biến bùn thải chăn nuôi thành nguồn tài nguyên hữu ích
GS.TS Nguyễn Thị Thanh Phượng và các cộng sự tại Viện Công nghiệp Môi trường (IEI) đã nghiên cứu thu hồi được nhiều nguyên liệu, sản phẩm từ bùn thải,
2022-04-21 15:24:31
Gia đình bà Hồng Thị Nhanh (ở ấp 9, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau) đã thu hoạch xong vụ tôm càng xanh toàn đực xen canh trong ruộng lúa. Vụ này, gia đình bà tuân thủ nghiêm ngặt các quy định theo chuẩn VietGap mà cán bộ khuyến nông địa phương hướng dẫn. Với 1,2 hecta đất triển khai mô hình, sản lượng tôm đạt hơn 300 kg nên bà Hồng Thị Nhanh rất phấn khởi vì có thêm nguồn thu khá.
“Người ta cho 15.000 con giống mà cũng bán được hơn 33 triệu đồng. Lúa cũng đỡ, được khoảng 27 dạ/công. Chừa lại ăn ít còn lại bán, mỗi dạ được 130.000 đồng”, bà Hồng Thị Nhanh nói.
Đây là vụ mùa thứ 2 Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Cà Mau phối hợp Trung tâm giống nông nghiệp và Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện U Minh triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực xen canh trong ruộng lúa theo tiêu chuẩn VietGap cho người dân xã Khánh Thuận. Mô hình được triển khai tại 73 hộ dân, với diện tích khoảng 100 hecta. Mỗi hộ tham gia được hỗ trợ 15.000 con giống và kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi. Người dân làm vụ mùa lần này không chỉ được vụ tôm mà còn trúng cả vụ lúa.
“Năm nay, lúa đạt hiệu quả hơn năm rồi. Lý do là năm rồi làm lần đầu nên bà con chưa có kinh nghiệm với giống lúa ST24, qua năm nay có kinh nghiệm hơn. Tôm thì thu nhập cao nhất cũng được gần 50 triệu”, bà Hồ Thị Năm chia sẻ.
Ngày trước, người dân xã Khánh Thuận chỉ quen thực hiện các mô hình trồng rừng sản xuất và chuyên canh lúa, khi mô hình xem tôm càng chứng minh được hiệu quả bà con nhanh chóng học hỏi, làm theo. Từ khoảng 100 hecta được hỗ trợ ban đầu, vụ mùa này đã nhân rộng ra hàng trăm hecta.
“Nói chung mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực của Sở Khoa học – Công nghệ đầu tư, bà con ở đây làm rất hiệu quả. Mỗi hộ thu được khoảng 400kg, từ đó, bà con rất vui trong dịp Tết sắp đến. Mô hình này làm 2 năm rồi, đến nay là giai đoạn cuối. Bà con đã nhân rộng mô hình ra được khoảng 400 hecta”, ông Tôn Trung Kháng, Trưởng ấp 9, xã Khánh Thuận cho biết.
Đa canh trên cùng đơn vị diện tích để tăng thu nhập luôn là mong mọi của nhà nông. Mô hình xen tôm càng xanh toàn đực trong ruộng lúa của cơ quan chức năng của tỉnh Cà Mau triển khai tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh đã giúp bà con hiện thực điều đó. Mô hình đang mở ra thêm một hướng đi cho người dân địa phương./.
Theo 2lua.vn
GS.TS Nguyễn Thị Thanh Phượng và các cộng sự tại Viện Công nghiệp Môi trường (IEI) đã nghiên cứu thu hồi được nhiều nguyên liệu, sản phẩm từ bùn thải,
Vài năm gần đây, một số hộ gia đình ở huyện miền núi Ba Vì đã khai thác tiềm năng mặt nước để đầu tư nuôi cá công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế..
Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất thủy sản nói riêng đã và đang trở thành xu thế tất yếu hiện nay.
Sau vài năm đầu hoàng kim, tôm mất giá. Khi dịch Covid-19 đi qua thì giá nguyên liệu, xăng dầu tăng, vốn xoay vòng không có…
Hiện nay, thị trường máy cho tôm ăn rất đa dạng, nhiều chủng loại. Một số lưu ý người nuôi nhất định phải biết trước khi chọn máy cho tôm ăn tự động.
Thực hiện theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 về đăng ký nuôi trồng thủy sản chủ lực, thời gian qua
Hàng loạt các dự án nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm siêu thâm canh mật độ cao, nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kín…
Anh Phú cho biết, hiện anh đang làm việc cho công ty phân phối thức ăn chăn nuôi. Nhờ có người anh Lê Ngọc Hạnh làm việc tại Viện nghiên cứu...
Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và xác định lợi ích của việc ứng dụng năng lượng tái tạo, anh Trần Nguyễn Phương Nam đã mạnh dạn đầu tư hệ thống...
Nhằm đáp ứng quy chuẩn ngày càng khắt khe trong nuôi trồng thâm canh và siêu thâm canh, nhiều công nghệ xử lý nước ra đời...