N-Vitamin C ảnh hưởng như thế nào đến năng suất sinh sản của thỏ cái lai?
Bổ sung vitamin C vào trong khẩu phần của thỏ lai sinh sản đã có sự cải thiện về LTAAV, dưỡng chất ăn vào, năng lượng tiêu thụ hàng ngày
2020-05-20 15:16:02
Bệnh nấm da trên thỏ là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người nuôi thỏ. Do đó cần có những biện pháp xử lý kịp thời.
1. Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh nấm da trên thỏ do 3 chủng nấm Microsporum, Trichophyton và Epidermophyton gây ra. Bệnh rất dễ lây lan và con đường lây lan chính là tiếp xúc giữa những con thỏ.
- Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng bùng phát mạnh vào mùa mưa khi khí hậu ẩm ướt, chuồng nuôi ẩm thấp và không đảm bảo vệ sinh.
- Nguyên nhân lây lan bệnh chủ yếu là do thỏ giống đã mang sẵn mầm bệnh. Hoặc người chăn nuôi tiếp xúc với môi trường có nấm ở trại khác, sau đó không vệ sinh sát khuẩn trước khi vào trại nuôi của gia đình. Điều này khiến mầm bệnh lọt vào trại nuôi của gia đình và lây lan cho toàn đàn.
- Bệnh xuất hiện trên tất cả loại thỏ, nhưng mẫn cảm và lây lan mạnh hơn ở thỏ con theo mẹ và thỏ sau cai sữa.
- Nếu bệnh kéo dài, thỏ sẽ gầy yếu và có thể chết hàng loạt.
2. Triệu chứng
Tùy thuộc vào các giống, cơ địa, độ tuổi của thỏ mà tình trạng nấm của mỗi con khác nhau.
- Biểu hiện đầu tiên, dễ thấy nhất là thỏ bị rụng lông. Lớp lông bị rụng có thể lốm đốm hoặc theo mảng tròn.
- Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ tròn màu trắng ở vị trí mí mắt và tai. Từ những chấm nhỏ sẽ lan rộng thành nhiều vùng màu trắng tròn và nhỏ như cúc áo, đồng xu. Nếu nặng có thể lan ra nhiều vùng da khác như phần đầu, 4 chân, đùi, bụng cũng như 2 bên sườn, thậm chí toàn thân của thỏ.
- Nếu không được cách ly và chữa trị kịp thời, thì bệnh sẽ lây lan rất nhanh sang những con thỏ khác trong chuồng.
3. Phòng bệnh:
- Khi mua thỏ giống cần chọn ở những con không bị bệnh, khỏe mạnh, da căng, lông bóng mượt.
- Chuồng trại nuôi thỏ phải cao ráo, thông thoáng, sàn chuồng dễ thoát phân và dễ làm vệ sinh.
- Thức ăn phải sạch sẽ, không bị ôi mốc, biến chất.
- Hạn chế tiếp xúc hoặc đưa thỏ từ bên ngoài vào trại. Nếu đưa thỏ bên ngoài vào trại cần phải nuôi cách ly một thời gian.
- Trước khi mang thỏ vào chuồng nuôi phải phun khử trùng và tắm thuốc trị nấm. Sau đó, định kỳ 15 ngày phun thuốc khử trùng và thuốc trị nấm một lần.
- Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, thu gom phân và chất thải để ủ phân sinh học. Biện pháp này nhằm tiêu diệt mầm bệnh có trong chất thải.
4. Điều trị
- Tách riêng những con thỏ bị bệnh ra khỏi đàn. Sau đó tẩy uế chuồng nuôi và môi trường xung quanh bằng thuốc sát trùng 3 lần/tuần.
- Dùng thuốc Ivermectin 0,3% để tiêm dưới da với liều 0,2 ml/kg thể trọng.
- Nếu không có Ivermectin, bà con có thể dùng hỗn hợp gồm 50g dipterex, 40ml cồn Iod 20% và 20g bột lưu huỳnh pha với 1 lít dầu thực vật để bôi cho thỏ. Bôi dung dịch hỗn hợp trên 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 - 4 ngày.
- Bên cạnh đó, bà con cũng có thể dùng thuốc trị nấm bôi lên vùng da bệnh liên tục 4 - 5 ngày (1lần/ngày). Phương pháp này mang lại hiệu quả rất tốt trong phòng trị bệnh nấm da thỏ.
- Bổ sung thêm vitamin C + B1 và ADE để tăng sức đề kháng cho thỏ.
Cổng Nông Dân
Bổ sung vitamin C vào trong khẩu phần của thỏ lai sinh sản đã có sự cải thiện về LTAAV, dưỡng chất ăn vào, năng lượng tiêu thụ hàng ngày
Thỏ nói chung hay thỏ con sau cai sữa nói riêng rất nhạy cảm và bị tác động của việc thay đổi thức ăn, môi trường sống
Kiểm tra sức khỏe thỏ là một việc làm cần thiết, hàng ngày, hàng tuần nên tiến hành để theo dõi được tình trạng sức khỏe thỏ...
Thời tiết thay đổi thất thường, ngày nóng, chiều tối có kèm theo những cơn mưa bất chợt làm cho thỏ dễ phát sinh bệnh tụ huyết trùng.
Trong mùa nóng nếu không biết cách chăm sóc hợp lý thì thỏ sẽ rất dễ mắc bệnh, gây thiệt hại về kinh tế, vì vậy nuôi thỏ trong mùa nắng nóng...
Kiểm tra sức khỏe thỏ là một việc làm cần thiết, hàng ngày, hàng tuần nên tiến hành để theo dõi được tình trạng sức khỏe thỏ
Với chăn nuôi thỏ, việc chăm sóc thỏ trưởng thành là điều vô cùng dễ dàng và không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp.
Thức ăn thô xanh cần được rửa sạch, không được để thức ăn ướt nước mưa, sương hoặc dính đất cát.
Trong chăn nuôi và kinh doanh thỏ, bước khởi đầu mà có sự lựa chọn con giống kỹ càng sẽ cho ta nhiều lợi thế
Thời tiết giao mùa là lúc tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Đặc biệt với thỏ là loại gia súc yếu, rất nhạy cảm với ngoại cảnh...