N-Chế biến thân lá ngô làm thức ăn cho trâu bò
Thân lá ngô khi còn xanh có thể cho trâu bò ăn ngay, song thường khi thu hoạch thì ta có một lượng nhiều nên trâu bò không thể tiêu thụ hết...
2019-12-06 15:42:05
Khả năng sinh sản của từng bò cái trong đàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của trang trại. Bò cái bị bệnh sản khoa sẽ giảm khả năng sinh sản và sản xuất sữa.
1. Sót nhau
Nhau thai luôn bị tống ra trong vòng 8 – 12 giờ sau khi đẻ. Nếu nhau không ra hoặc ra không hết sau 24 giờ ta gọi là sót nhau.
Nguyên nhân: cho đến nay vẫn chưa biết cụ thể nguyên nhân gây sót nhau. Người ta nhận thấy di truyền, dinh dưỡng và một số yếu tố khác cũng có vai trò quyết định.
Triệu chứng:
- Bò rặn nhiều
- Dây nhau treo lòng thòng ở âm hộ
- Không thấy nhau thai được tống ra ngoài.
Phòng ngừa:
- Cung cấp đầy đủ thức ăn thô xanh
- Khẩu phần thức ăn cân bằng năng lượng, đạm và khoáng chất
- Tránh nhiễm trùng đường sinh dục, vệ sinh chuồng bò đẻ kỹ lưỡng trước, trong và sau khi đẻ.
- Cho bò vận động thường xuyên
Điều trị:
- Đưa kháng sinh vào tử cung (thuốc đặt tử cung chuyên biệt) để ngừa viêm nhiễm.
- Tiêm kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm trùng theo chỉ định của bác sỹ thú y.
Lưu ý: nếu ngừa nhiễm trùng và điều trị tốt thì sau 7 – 10 ngày nhau sẽ bong ra; Không nên cố gắng kéo phần nhau lòi ra ở phần ngoài âm hộ vì nó sẽ gây tổn thương cho thành tử cung. Điều này cũng có thể gây nên lộn tử cung.
2. Viêm nội mạc tử cung cấp tính
Nguyên nhân: do nhiễm trùng từ môi trường, xảy ra trong vòng 14 ngày sau khi đẻ
Triệu chứng:
- Dịch đỏ nâu và hôi thối chảy rỉ ra hoặc chảy một ít dịch mủ mùi hôi nặng
- Thành tử cung rất mỏng khi sờ khám qua trực tràng
- Bò sốt cao, kém ăn
Phòng ngừa:
- Chuồng bò đẻ nên được vệ sinh sạch sẽ, sát trùng, lót rơm hay cỏ khô
- Vệ sinh vùng âm hộ bò sạch sẽ
- Dụng cụ đỡ đẻ nên được sát trùng trước khi sử dụng
- Rửa và đeo găng tay khi sờ khám.
Điều trị:
- Đặt kháng sinh trực tiếp vào tử cung (Tetracycline hoặc Trimetoprim/ Sulfa)
- Nếu con vật có dấu hiệu bệnh toàn thân (sốt) ta cũng cần phải tiêm kháng sinh qua đường bắp thịt kết hợp đưa kháng sinh vào tử cung theo chỉ định của bác sỹ thú y.
3. Viêm nội mạc tử cung mãn tính
Nguyên nhân: do nhiễm trùng từ môi trường, xảy ra sau ngày thứ 14 sau khi bò đẻ.
Triệu chứng: dịch âm đạo thường lẫn với mủ
Lưu ý: chỉ có khoảng 50% trường hợp viêm nội mạc mãn tính có sự xuất hiện của dịch âm đạo
Phòng ngừa:
- Chuồng trại nên được vệ sinh thường xuyên
- Vệ sinh vùng âm hộ bò sạch sẽ
- Sát trùng dụng cụ thú y trước khi sử dụng
Điều trị:
Đặt kháng sinh trực tiếp vào tử cung theo chỉ định của bác sỹ thú y (Tetracycline hoặc Trimetoprim/ Sulfa)
Theo Trung tâm khuyến nông quốc gia (24/03/2011)
Thân lá ngô khi còn xanh có thể cho trâu bò ăn ngay, song thường khi thu hoạch thì ta có một lượng nhiều nên trâu bò không thể tiêu thụ hết...
Mưa lớn kéo dài có thể gây ngập úng cục bộ hoặc lụt trên diện rộng làm phát tán mầm bệnh, nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm trên đàn vật nuôi
Để bò mẹ hồi phục sức khỏe, khỏe mạnh, nhiều sữa, người chăn nuôi cần lưu ý những vấn đề sau:
Dịch tả trâu, bò là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng tập trung vào mùa hè và đầu mùa thu.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi...
Bệnh do hai loài đơn bào Theilena annulata và T.sergenti ký sinh trong máu của bò gây nên. Hình dạng của ký sinh trùng này có hình cái gậy,...
Một số giải pháp để khôi phục nhanh sức khỏe đàn gia súc, gia cầm; sớm ổn định sản xuất, đảm bảo an toàn dịch bệnh trên đàn vật nuôi cần thực hiện tốt
Để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi, giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, người chăn nuôi cần...
Độc tố nấm mốc là sản phẩm chuyển hóa thứ cấp độc hại của nấm mốc, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và năng suất của động vật.
Hiện nay, thời tiết chuyển sang mùa đông, sức đề kháng của vật nuôi bị giảm cùng lưu lượng vận chuyển gia súc, gia cầm tăng mạnh...