N- Những giống gà thịt cho năng suất cao, chất lượng thịt ngon nhất hiện nay
Đối với những người mới vào nghề chăn nuôi cũng có thể dễ dàng bắt tay vào chăn nuôi và góp phần làm tăng thu nhập...
2020-09-08 16:52:05
Bài viết giới thiệu tới bà con cách phòng và điều trị hiệu quả các bệnh thường gặp ở gà do thức ăn
Phòng và trị bệnh
Đối với bệnh thiếu vitamin A
Phòng bệnh: Bổ sung vitamin A trong khẩu phần ăn của gà theo định lượng:
Gà con 8.000 – 12.000 UI/1 kg thức ăn
Gà giờ 7.500 – 10.000 UI/1kg thức ăn.
Gà đẻ 8.000 – 12.000 UI/1 kg thức ăn.
Hoặc tính theo con mỗi ngày từ 10 – 20 UI.
Trị bệnh: Dùng liều gấp 2 – 3 lần liều phòng liên tục 3 – 5 ngày, hoặc tính cho gà con 1000 – 1.500 UI/kg thể trọng, gà trưởng thành 2000 – 3000UI/kg thể trọng.
Nếu dùng quá liều sẽ gây hậu quả ngược lại như gà bị thiếu vitamin A.
Đối với bệnh thiếu vitamin D5
Phòng bệnh: Bổ sung vào thức ăn:
Gà con từ 2.000 – 2.200 UI/1 kg thức ăn.
Gà giò từ 1.200 – 2.000 UI/ kg thức ăn.
Ảnh minh họa
Gà đẻ từ 1.500 – 3.000 UI/1 kg thức ăn.
Có thể dùng dầu gan cá, men bia, rau cỏ xanh bổ sung cho gà ăn thêm.
Trị bệnh: Bổ sung vitamin D3 với liều tằng gấp 2 – 3 lần phòng bệnh, liên tục 3 – 5 ngày haỵ tiêm ADE hay D;i cho gà con hàm lượng 50 UI/1 kg the trọng.
Nếu dùng quá liều D3, gà con sẽ bị hư thận, gây mềm xương và bại liệt.
Đối với bệnh thiếu vitamin E
Phòng bệnh: Bổ sung vitamin E vào thức ăn hàng ngày của gà theo định lượng:
Gà con từ 25 – 60 UI (9 – 12 mg/1kg thức ăn).
Gà giò từ 2 5- 50 UI (7- 8 mg/1kg thức ăn).
Gà đẻ từ 25 – 100 UI (15 – 17 mg/1kg thức ăn).
Liều trị bệnh tăng gấp 2 – 3 lần liều phòng, liên tục trong 3 – 5 ngày. Có điều kiện cho gà ăn thóc mầm, giá đỗ mầm.
Đối với bệnh thiếu vitamin K
Phòng bệnh: Bổ sung vitamin K vào thức ăn của gà 2 – 3 mg/1kg thức ăn, không dùng kháng sinh cho uống kéo dài.
Trị bệnh: Tiêm vitamin K liều 1 mg/10kg thể trọng (1 Ống 1mg tiêm cho 10 gà loại 1kg)/ngày liên tục 2 – 3 ngày.
Đối với bệnh thiếu vitamin B1
Phòng bệnh: Bổ sung vào thức ăn hàng ngày 3 mg/1kg thức ăn.
Trị bệnh: Gà con pha B1 vào nước uống 5- 10 mg/ngày/con, liên tục 3 – 5 ngày.
Gà lớn liều 10 – 30 mg/ngày/con, liên tục 3 – 5 ngày, hoặc tiêm liều 5 – 10 mg/1kg thể trọng/ngày.
Đối với bệnh thiếu vitamin B2
Phòng bệnh: Bổ sung vào thức ăn của gà từ 6 – 8 mg/1kg thức ăn.
Trị bệnh: cho uống liều 3 – 5mg/1 gà con/ngày, gà lớn: 6 – 15mg/ngày, liên tục 5 – 10 ngày.
Tiêm bắp liều 5 – 10 mg/1kg thể trọng/ngày, liên tục 3 – 5 ngày.
Đối với bệnh thiếu vitamin B5
Phòng bệnh: Trộn đều vào thức ăn
Gà con 20 – 25 mg vitamin B5/1kg thức ăn.
Gà giò 10 – 12 mg vitamin B5/1kg thức ăn.
Gà đẻ 10 – 15 mg vitamin B5/1kg thức ăn.
Trị bệnh: Tăng liều phòng gấp 2 – 3 lần, liên tục 5 – 10 ngày.
Dùng vitamin B5 nguyên chất trộn thức ăn hay pha nước uống liều 10 – 20 mg/1 con/ngày, liên tục 5 – 10 ngày.
Đối với bệnh thiếu vitamin B12
Thiếu B12 có thể bổ sung axit folia 0,75mg với 12,5 gamma B12 cho 1 gà/ 1 ngày. Đàn gà đông bổ sung cho gà non 50 – 100 gamma B12/lkg thức ăn, gà trưởng thành 100 – 300 gamma B12/kg thức ăn.
Đối với bệnh thiếu vitamin B3
Phòng bệnh: Bổ sung vào thức ăn cho gà non 11 – 12, gà đẻ 13 -1 4 mgB/kg thức ăn.
Trị bệnh: Tăng liều phòng 2 – 3 lần, liên tục 5 – 10 ngày.
Nếu dùng dạng nguyên chất trộn vào thức ăn liều 10 – 12 mg B3/1 gà/ngày, liên tục 3 – 5 ngày.
Đối với bệnh thiếu vitamin B6
Phòng bệnh: Trộn vào thức ăn liều 5 – 7 mg vitamin B6/1 kg thức ăn.
Điều trị: Gà dưới 8 tuần tuổi liều 4 – 5 mg B6/kg thức ăn, liên tục 3 – 5 ngày. Cho gà đẻ giống 4 – 6 mg B6/kg thức ăn/ ngày, gà đẻ trứng ăn 3 – 3,5mg B6/kg thức ăn liên tục trong 5 – 10 ngày.
Xem thêm: CB-Các bệnh thường gặp ở gà do thức ăn - Phần 1
Theo caytrongvatnuoi.com
Đối với những người mới vào nghề chăn nuôi cũng có thể dễ dàng bắt tay vào chăn nuôi và góp phần làm tăng thu nhập...
Gà ta là giống gà rất dễ nuôi và mang lại giá trị kinh tế cao. Đó cũng là lý do mà nhiều người đã lựa chọn nuôi gà ta.
Đây là bệnh do gà nhiễm cầu trực khuẩn Pasteurella mutocida aviseptica. Loại vi khuẩn này có mặt rất nhiều nơi trong tự nhiên.
Rét đậm rét hại sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đối với đàn gia súc, gia cầm, khiến vật nuôi tốn nhiều năng lượng chống rét và làm giảm sức đề kháng...
Chuồng gà là một trong những yếu tố rất quan trọng trong mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng.
Những bài học đắt giá trong chăn nuôi sẽ được đề cập trong video. Mời bà con cùng theo dõi và rút kinh nghiệm cho hành trình khởi nghiệp của mình.
Trước khi quyết định chọn mua máy ấp trứng, bà con nên tham khảo một số thông tin dưới đây.
Trong khi giá gia cầm, giá trứng giảm mạnh thì anh Ngô Văn Hiếu, Thanh Hóa quyết định chuyển hướng đầu tư ấp trứng lộn.
Một trong những triệu chứng ở gà mà các hộ nông dân chăn nuôi lo lắng nhất chính là tình trạng liệt chân ở gà.
Ðể tận dụng phân gia cầm sau mỗi đợt nuôi có chất lượng tốt hơn và an toàn trong sử dụng, chúng tôi xin giới thiệu ủ phân theo phương pháp ủ hiếu khí.