CB-Khi phát hiện lươn bị tuốt nhớt cần phải làm điều này
Bệnh thường tấn công ở loại lươn hương, lươn giống và thời điểm đủ điều kiện xuất thương phẩm.
2020-11-30 23:22:56
Lươn bị đỏ hậu môn, tuột nhớt và chết là những dấu hiệu thường gặp trong quá trình nuôi lươn. Các chuyên gia đã xác định nguyên nhân gây ra những triệu chứng trên là do ký sinh trùng ký sinh làm viêm loét, thậm chí là có thể bị nhiễm giun sán gây nên viêm ruột. Bệnh này thường xuất hiện ở những mô hình nuôi lươn bằng trùn quế hoặc cá tạp.
Khi phát hiện lươn bị bệnh bà con cần thực hiện như sau:
– Bắt lươn ra khỏi bể sau đó tiến hành vệ sinh bể nuôi thật sạch và khử trùng bằng THUỐC TÍM hoặc IODIN.
– Sau khi vệ sinh bể xong thì cho lươn vào bể rồi tắm cho lươn bằng NƯỚC MUỐI hoặc THUỐC TÍM để loại mầm bệnh ngoại ký sinh bên ngoài. Liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm.
– Dùng một trong những loại kháng sinh sau trộn vào thức ăn cho lươn ăn: DOXYCYCLINE, hoặc CEFTIOFUR, FLORFENICOL. Sử dụng 5 – 7 ngày. Liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
– Định kỳ mỗi tháng cho lươn ăn BỘT TỎI một lần. Mỗi ngày dùng 50g cho 100kg lươn. Hoặc cho lươn ăn TỎI TƯƠI, liều dùng 100-150g cho 100 kg lươn mỗi ngày. Mỗi lần cho ăn 5 – 7 ngày.
– Tẩy giun sán cho lươn 1-2 tháng/lần bằng thuốc có chứa hoạt chất PRAZIQUANTEL. Hoặc có thể sử dụng thuốc tẩy giun sán cho gia súc, gia cầm. Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
– Bổ sung MEN TIÊU HÓA + VITAMIN C vào thức ăn cho lươn để tăng cường sức đề kháng .
– Hàng tháng tiến hành phân loại lươn theo từng kích cỡ để nuôi riêng.
Cổng Nông Dân
Bệnh thường tấn công ở loại lươn hương, lươn giống và thời điểm đủ điều kiện xuất thương phẩm.
Do đây là loài động vật máu lạnh nên khi xây dựng bồn nuôi lươn, bà con cần phải lựa chọn khu vực đất cao ráo, kín gió
Gần đây, mô hình nuôi lươn trong ruộng lúa được nông dân nhiều địa phương áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ.
Phương pháp nuôi lươn với giun vừa đơn giản, đầu tư ít, lại mang hiệu quả kinh tế cao và đã thực hiện ở Trung Quốc.
Mô hình nuôi lươn hiện nay được nông hộ tận dụng nguồn thức ăn tươi sống khai thác vào mùa lũ như ốc bươu vàng, cua và cá tạp
Các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu nhằm xác định nhu cầu Vitamin C dựa trên hiệu suất tăng trưởng
Giai đoạn đầu thả giống lươn thường bị bệnh sốc môi trường (còn gọi là bệnh sốt nóng). Biểu hiện bệnh là lươn xáo trộn trong bể, quấn vào nhau,...
Vào những tháng trước và sau Tết Nguyên đán thời tiết thường lạnh kéo dài, nhiệt độ nước xuống thấp là điều kiện để các loại nấm phát triển gây bệnh
Nuôi lươn trong can nhựa là phương pháp rất mới mẻ với những ưu điểm: Chi phí đầu tư rất thấp, ít hao hụt và lợi nhuận khá cao...
Con giống yếu, bị nhiễm bệnh, di chuyển môi trường sống là những nguyên nhân khiến cho lươn nuôi dễ mắc bệnh.