CB-Hiểu về bệnh ISKNV ở cá rô phi
Cá rô phi là một trong hai đối tượng nuôi chủ lực ở nước ngọt ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
2020-03-27 14:14:18
Bệnh cá rô đồng:
1. Bệnh do nấm thủy mi (nấm nước ở cá)
– Bệnh nấm thủy mi gây tác hại lớn đối với nhiều loài cá nuôi ở giai đoạn cá con, cá thịt và trứng cá. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và thời tiết lạnh khi nhiệt độ xuống thấp (18 – 20 độC), đặc biệt khi cá bị xây xát (do đánh bắt hoặc vận chuyển) hoặc do viêm nhiễm ngoài da (do bệnh ghẻ lở hoặc do ký sinh trùng ký sinh).
– Dấu hiệu bệnh lý : khi cá bị nấm thủy mi ký sinh, trên da cá xuất hiện vùng trắng xám tua tủa những sợi nấm nhỏ, mềm tạo thành những búi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường (để cá bệnh trong nước dễ quan sát hơn).
– Cách phòng trị : dùng xanh Malachite liều lượng 1 – 2 g/m3 nước tắm cho cá trong thời gian 30 phút hoặc liều lượng 0,1 – 0,2 g/m3 nước tắm cho cá trong 24 giờ. Cá bệnh được tắm liên tục trong 3 – 5 ngày hoặc dùng muối ăn liều lượng 2 – 3 kg/m3 nước tắm cá trong 24 giờ, tắm cá liên tục trong 3 – 5 ngày.
Để phòng bệnh nấm thủy mi, ao ương nuôi phải được tẩy dọn kỹ sau mỗi vụ nuôi. Khi cá bị xây xát cần phải tắm muối trước khi thả nuôi.
2. Bệnh lở loét
– Bệnh xuất hiện ở các loài cá lóc, rô đồng, cá trê, lươn, …
– Dấu hiệu bệnh lý : những dấu hiệu đầu tiên là cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động lờ đờ, bơi nhô đầu lên mặt nước, da cá xẫm lại, có vết mòn màu xám hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, các vây và đuôi. Những vết loét dần dần lan rộng thành những vết loét rộng, vẩy rụng, xuất huyết và viêm. Những con cá bệnh nặng các vết loét lõm sâu tới xương. Giải phẫu các cơ quan nội tạng hầu như không biến đổi.
– Cách phòng trị :
+ Dùng vôi tạt xuống ao với liều lượng 2 kg/100 m3 , 2 tuần 1 lần.
+ Hoặc dùng muối ăn với liều lượng 2 – 3% tắm cho cá 5 – 15 phút.
+ Hoặc dùng thuốc tím với liều lượng 10 g/m3 tắm cho cá trong thời gian 10 – 30 phút.
+ Dùng kháng sinh có chứa Oxytetracyline, trộn vào thức ăn cho cá ăn liên tục 5 ngày.
Theo nongnghiep.farmvina.com
Cá rô phi là một trong hai đối tượng nuôi chủ lực ở nước ngọt ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Ứng dụng công nghệ biofloc cho nuôi cá rô phi giúp giảm được khoảng 20 – 30% lượng thức ăn hàng ngày, hệ số tiêu tốn thức ăn giảm xuống còn 1.1 – 1.2
Ba bệnh nghiêm trong do nấm gây tử vong ở cá rô phi là nấm thủy mi, nấm hạt và thối mang.
Khí độc H2S từ lâu đã được xem như một “sát thủ”, có mối liên hệ mật thiết với DO và pH trong ao tôm.
Streptococosis là một căn bệnh gây tổn thất đáng kể trong sản xuất cá toàn cầu đặc biệt là cá rô phi
Ngoài bệnh do virus TilV trên cá rô phi mà người nuôi đã biết, bài viết cập nhật thêm 7 bệnh do virus trên cá rô phi nữa để người nuôi cá tham khảo
Bổ sung chiết xuất lá ổi trong chế độ ăn giúp gảm tác động của thước trừ sâu đến cá rô phi
Với mô hình nuôi ghép các rô phi với tôm, các ao nuôi có khả năng chống lại dịch bệnh, giảm sự phát triển của Vibrio trong nước
Mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng bè góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, từng bước đa dạng hóa vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
Khi bắt đầu nuôi cá không ít người phân vân nên lựa chọn loại giống nào phù hợp với điều kiện kinh tế và kinh nghiệm của bản thân.