N-Kỹ thuật nuôi dê núi đơn giản, đầu tư vốn ít mà thu lãi tiền tỷ
Dê núi là loài chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, nếu được chăn thả trên đồi núi cao thì giữ được giá trị ngon hơn...
2020-12-13 23:23:26
Dê bị liệt chân là triệu chứng cho thấy con vật có thể đã bị mất cân bằng vi lượng trong cơ thể. Sau đây là một số dấu hiệu chẩn đoán và cách khắc phục để bà con tham khảo.
Thông thường, tình trạng liệt chân ở dê hay gặp với những con cái đang tiết sữa hoặc đã cạn sữa. Nguyên nhân được cho là do sự mất cân bằng hoặc thiếu hụt các nguyên tố Canxi và Phốt pho trong khẩu phần ăn. Giai đoạn nuôi dê con, dê mẹ có nhu cầu Canxi và Phốt pho rất cao. Nếu không cung cấp đủ cho cơ thể, chúng sẽ phải sử dụng chính nguồn Canxi từ máu để bù đắp. Đến khi Canxi trong máu xuống quá thấp thì dê sẽ xuất hiện các triệu chứng kém ăn, suy nhược, đi đứng khó, sau đó là liệt chân, co giật, mạch đập nhanh… Nếu không điều trị kịp thời, dê có thể chết.
Khi dê mới chớm bệnh, bà con nên áp dụng tiêm dung dịch Canxi clorua (CaCl2) 10% vào tĩnh mạch với liều lượng 16-32ml/ngày. Khi tiêm lưu ý cần tiêm chậm. Có thể thay thế bằng dung dịch Canxi gluconate 30% tiêm trong 3 ngày liên tiếp.
Để phòng ngừa tình trạng dê bị liệt chân, bà con cần cho dê sử dụng đá liếm hoặc trộn theo công thức 70% bột Canxi, Phốt pho, 15% muối, 15% xi măng. Với dê đang có mang hoặc cho con bú thì cần bổ sung đủ Canxi và Phốt pho trong khẩu phần ăn.
Người nuôi cần chú ý quan sát những con dê cái đang có mang hoặc đang nuôi con, nếu dê có biểu hiện đi đứng khó khăn thì cần cải thiện chế độ ăn theo phương pháp trên, tránh để dê bị kiệt sức và chết vì thiếu dinh dưỡng.
Cổng Nông Dân
(Tham khảo tại video: Sửng sốt với nguyên nhân dê liệt 2 chân, trên kênh VTC16, ngày 25/12/2018)
Dê núi là loài chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, nếu được chăn thả trên đồi núi cao thì giữ được giá trị ngon hơn...
Khi phát hiện dê bị chướng bụng đầy hơi thì việc can thiệp kịp thời là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần xác định nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi...
Từng có việc làm và thu nhập ổn định nhưng khát vọng làm giàu đã hối thúc anh Nguyễn Minh Tuấn (thôn Như Lân, xã Long Hưng, huyện Văn Giang, Hưng Yên)
Dê sữa con từ lúc lọt lòng cho đến khi dứt sữa không được sống gần mẹ, được cho bú có cữ, hoặc cho bú bình, nên phải có cách nuôi riêng.
SBV gây bệnh trên động vật nuôi nhai lại. Ít có khả năng lây truyền từ động vật sang người.
Các trang trại nuôi dê cần tính toán một lượng thức ăn tính theo vật chất khô (VCK) bằng 3,5% thể trọng, dê thịt 3,0%, dê sữa 4,0%.
Không ít trường hợp bà con vẫn chăm sóc bình thường nhưng con vật lại sụt cân, chán ăn. Cùng tìm hiểu cách khắc phục hiện tượng dê gầy, xù lông...
Dê là nguồn thực phẩm rất giá trị, vì vậy đây là đối tượng giúp cho người dân có nguồn thu nhập ổn định.
Khi nuôi dưỡng, chăm sóc dê cái, trong thời gian sắp sinh cần tránh dê cái quá mập hay ốm và một số vấn đề khác trên dê cái sinh sản
Mục đích của việc cắt, khử sừng dê là để chăm sóc dê tốt hơn. Tránh cho dê đánh húc nhau hoặc sừng quặp vào đầu, cổ gây tổn thương.