N-Kỹ thuật chăm sóc bò mẹ mới sinh
Để bò mẹ hồi phục sức khỏe, khỏe mạnh, nhiều sữa, người chăn nuôi cần lưu ý những vấn đề sau:
2019-11-12 14:47:43
Bệnh giun đũa ở bê, nghé
Bệnh giun đũa bê nghé (do Toxocara vitulorum) đã được phát hiện ở bê nghé nội, nghé của giống trâu sữa Murrah và bê của các giống bò sữa nhập nội
Khu vực bê nghé thường bị bệnh giun đũa
Bệnh giun đũa phân bố ở tất cả các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh đã được phát hiện ở bê nghé nội, nghé của giống trâu sữa Murrah và bê của các giống bò sữa nhập nội: Holstein Frisian, Sin, Brahmann… ở các vùng sinh thái từ Bắc đến Nam.
Đặc điểm sinh học của giun đũa
Hình thái: là giun tròn ký sinh đường tiêu hoá lớn nhất ở trâu bò. Giun đực: dài 13 – 15cm, có mầu trắng đục hoặc trắng hồng, có một đôi gai giao hợp dài 0,95 – 1,20mm và một màng mỏng bao bọc suốt chiều dài của thân.
Giun cái có mầu sắc giống giun đực, dài 19 – 23cm, chỗ rộng nhất 0,5cm. Âm hộ ở khoảng 1/8 trước thân. Đuôi hình nón dài 0,37 – 0,42mm. Trứng gần tròn, màng ngoài có cấu tạo như tổ ong, kích thước: 0,080 – 0,090 X 0,070 – 0,075mm.
Vòng đời đời của giun đũa
Giun cái sau khi giao phối đẻ trứng ở ruột non vật chủ; trứng theo phân ra ngoài môi trường, gặp các điều kiện thuận lợi: nhiệt độ từ 15 – 32°C, ẩm độ từ 70 – 90%, trứng phát triển thành ấu trùng ở bên trong gọi là trứng cảm nhiễm.
Bê nuốt phải trứng cảm nhiễm, vào đến dạ múi khế và ruột non, trứng này sẽ trở thành ấu trùng. Ấu trùng chui qua niêm mạc ruột, vào máu, du hành trong cơ thể của vật chủ, trở về phổi, kích thích niêm mạc đường hô hấp, gây ho. Khi ho, ấu trùng lên miệng bê và bê nuốt đờm rãi có ấu trùng trở về dạ dày, rồi về ruột. Ở ruột, ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành, sau 43 ngày kể từ khi nuốt phải trứng cảm nhiễm, trong phân bê có trứng giun đũa.
Nếu cho bò mẹ nuốt trứng cảm nhiễm trước khi đẻ 124 – 192 ngày thì bê đẻ ra 20 – 21 ngày tuổi trong phân đã có trứng giun đũa. Điều này chứng tỏ ấu trùng giun đũa có thể qua máu vào bào thai.
Bệnh lý giun đũa ở bê nghé
Ấu trùng di hành đến một số khí quan như: phổi, gan và gây tổn thương ở đây. Khi giun đũa trưởng thành ký sinh ở ruột non với số lượng lớn sẽ gây tắc ruột; chui lên ống dẫn mật gây tắc ống dẫn mật.
Giun tiết ra độc tố làm cho bê nghé trúng độc, thể hiện ỉa chảy do rối loạn tiêu hoá, gầy sút nhanh.
Điều quan trọng là giun chiếm đoạt chất dinh dưỡng trong ruột bê, gây ra trạng thái suy nhược, thiếu máu ở bê.
Biểu hiện lâm sàng khi bê nghé bị bệnh giun sán
Bệnh ở bê tiến triển nhanh nhất là 5 ngày và chậm nhất là 48 ngày, phổ biến là 11 – 30 ngày. Bê thể hiện: dáng đi chậm chạp, đầu cúi, lưng cong, bệnh nặng dần, đau bụng, đôi lúc nằm giãy giụa; nhìn bên ngoài thấy: lông con vật dựng đứng, xơ xác, da nhăn nheo. Đặc biệt, vật bệnh thường ỉa lỏng, phân trắng xám hoặc trắng vàng, có mùi tanh khẳm, đôi khi có lẫn máu. Đây là triệu chứng điển hình của bê, nghé bị bệnh giun đũa nên còn được gọi là “bệnh bê, nghé ỉa phân trắng”.
Một số trường hợp bê có nhiễm khuẩn thứ phát nên sốt 40 – 41°C. Khi bê ỉa chảy nặng, bị mất nước, rối loạn điện giải, thường chết sau 7-12 ngày, trước khi chết nhiệt độ giảm dưới mức bình thường (35°C – 37°C). Các trưòng hợp nhiễm giun nhẹ hơn, bệnh ở bê có thể kéo dài 15 – 20 ngày, sau đó bê chết trong tình trạng kiệt sức. Tỷ lệ bê chết từ 20 – 30% số bê bị bệnh.
Nếu được điều trị sớm, bê sẽ khỏi bệnh sau 5-10 ngày. Nhưng bê vẫn chậm lớn, giảm tăng trọng so với bê không bị bệnh giun đũa.
Bệnh tích: Mổ khám bê bị bệnh thấy: trong ruột non có nhiều giun đũa cuộn thành từng búi, đôi khi thấy giun ở dạ múi khế và ống mật; niêm mạc ruột non bị sung huyết và tróc niêm mạc do viêm cata; trong ruột có nhiều sữa vón cục, không tiêu hoá hết; đôi khi ở gan có các điểm hoại tử trắng gây ra do ấu trùng giun
Chẩn đoán bệnh giun đũa ở bê nghé
- Chẩn đoán lâm sàng: hiện tượng ỉa lỏng, phân trắng, có mùi tanh khẳm có thể giúp cho việc xác định bệnh ở bê lứa tuổi 1-3 tháng.
- Chẩn đoán ký sinh trùng: Kiểm tra phân theo phương pháp phù nổi (Fulerbon) để tìm trứng giun đũa, có thể phát hiện 90 – 100% súc vật nhiễm giun.
Dịch tễ học
- Bò sữa cũng như trâu, bò nội ở các lứa tuổi đều nhiễm giun đũa. Nhưng bê, nghé ở lứa tuổi 3 - 10 tuần thường bị nhiễm giun với tỷ lệ cao, từ 15 – 30% và cường độ nhiễm cũng cao. Trong các trường hợp bị bệnh nặng, người ta có thể thấy bê 2 tháng tuổi nhiễm tới 500 – 800 giun đũa (Trịnh Văn Thịnh, Dương Công Thuận, 1978).
- Bò và trâu cái mang thai bị nhiễm giun có thể lây nhiễm cho nhau thai khi ấu trùng di hành trong máu. Súc vật cái trong thời gian nuôi con bị nhiễm giun cũng làm lây nhiễm giun cho con, vì ấu trùng giun có thể di hành qua máu và vào tuyến sữa.
- Mùa vụ của bệnh: bệnh xảy ra nhiều vào mùa sinh sản của trâu, bò, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Bò sữa sinh đẻ quanh năm nên bệnh giun đũa cũng lây nhiễm quanh năm trong đàn bê sữa.
Có thể dùng một trong các hoá dược tẩy giun sau đây:
Tetramisol: dùng liều 0,008 – 0,012g/kg thể trọng (8 – 12mg); cho bê uống một lần vào buổi sáng; tỷ lệ sạch giun sau khi dùng thuốc 90 – 96%.
Piperazin adipinat: dùng liều 0,30 – 0,50g/kg thể trọng; trộn lẫn thức ăn hoặc pha nước cho uống một lần; tỷ lệ tẩy sạch giun đạt 90 – 92%.
Ivermectin: dùng liều 0,2mg/kg thể trọng; thuốc tiêm một lần; tỷ lệ tẩy sạch giun đạt 90 – 95%.
Phòng bệnh giun sán ở bê nghé
Sử dụng 1 trong 3 hoá dược trên tẩy định kỳ cho đàn bò 3 - 4 tháng lần ở các cơ sở có lưu hành bệnh giun đũa. Tẩy dự phòng cho bê ở hai thời điểm: 20 ngày tuổi và 30 ngày tuổi.
Khử phân để diệt trứng giun.
Giữ gìn vệ sinh chuồng trại, nguồn nước uống và khu vực chãn thả, có định kỳ sử dụng thuốc sát trùng như: Cresyl để diệt mầm bệnh.
Theo caytrongvatnuoi.com
Để bò mẹ hồi phục sức khỏe, khỏe mạnh, nhiều sữa, người chăn nuôi cần lưu ý những vấn đề sau:
Dịch tả trâu, bò là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng tập trung vào mùa hè và đầu mùa thu.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi...
Bệnh do hai loài đơn bào Theilena annulata và T.sergenti ký sinh trong máu của bò gây nên. Hình dạng của ký sinh trùng này có hình cái gậy,...
Một số giải pháp để khôi phục nhanh sức khỏe đàn gia súc, gia cầm; sớm ổn định sản xuất, đảm bảo an toàn dịch bệnh trên đàn vật nuôi cần thực hiện tốt
Để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi, giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, người chăn nuôi cần...
Độc tố nấm mốc là sản phẩm chuyển hóa thứ cấp độc hại của nấm mốc, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và năng suất của động vật.
Hiện nay, thời tiết chuyển sang mùa đông, sức đề kháng của vật nuôi bị giảm cùng lưu lượng vận chuyển gia súc, gia cầm tăng mạnh...
Những biểu hiện ban đầu của bò khi đến thời kỳ động dục và phương pháp phối giống hiệu quả.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, thời tiết trong vụ Đông - Xuân năm 2021-2022 bị tác động của biến đổi khí hậu nên dự báo sẽ...