N-Dùng lưới vây quanh chuồng nuôi giúp đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi
Khi chưa có vắc xin phòng bệnh dịch này, nhiều trang trại đã phải tự tìm cách bảo vệ đàn lợn của gia đình mình.
2020-06-13 23:00:59
Heo bị ngộ độc có những biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào chất gây ngộ độc.
Biểu hiện
Ngộ độc nấm mốc: Heo sẽ có biểu hiện yếu, bỏ ăn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, phân đen, có thể bị nôn, đi lại loạng choạng, sốt nhẹ, da và niêm mạc vàng, có thể bị co giật và chết.
Ngộ độc sắn: Heo sẽ sùi bọt mép, co giật đồng tử mắt, toát mồ hôi, tăng nhu động ruột và bài tiết phân, nước tiểu…
Ngộ độc thuốc trừ sâu: Con vật đau đớn, vật vã, nôn mửa, tiêu chảy, tim đập yếu và chết.
• Lấy 1 lạng than củi nghiền nhỏ, tán mịn, chia 3 phần, mỗi lần lấy 1 phần, hòa với 1 chén nước cho heo uống, ngày uống 2 lần.
• Có thể cho heo uống một ít mùn thớt để heo nôn hết thức ăn có độc ra ngoài.
• Dùng nõn chuối mềm, đưa vào cổ họng heo, kích thích cho heo nôn, sau khi heo nôn hết thức ăn có độc nên cho uống bột mịn than củi khử hết chất độc đã có trong đường tiêu hóa.
• Dùng ống cao su thụt rửa dạ dày.
• Cho uống chất nhuận tràng (Natri sulphats hoặc Manhe sulphats 5 g/10 kg trọng lượng).
Giải độc bằng dung dịch đường Gluco 5%, có thể tiêm thẳng vào tĩnh mạch với liều 300 ml cho 10 kg thể trọng/ngày. Có thể cho uống dung dịch đường 1.000 ml/ngày cho 10 kg thể trọng. Biện pháp tốt nhất là thụt dung dịch nước sinh lý cho heo rồi lại hút ra (rửa dạ dày bị nhiễm độc). Tiêm các loại thuốc trợ lực như: Gluco-k-c-namin, Cafein, hoặc long não nước, Vitamin B1, Vitamin C. Chống xuất huyết bằng cách tiêm Vitamin K. Chống ỉa chảy, nôn mửa: tiêm Atropin và cho uống Sulfaguanidin: 50 mg/ kg TT/ngày. Cho uống liên tục 3 ngày.
Phòng ngừa
Điều trị ngộ độc quan trọng nhất là việc xác định được loại chất độc gây bệnh cho heo, tuy nhiên, trở ngại lớn nhất vẫn là thời gian. Nếu không được can thiệp kịp thời, chất độc có thể giết chết heo. Do đó, đối với các trường hợp nhiễm độc thì phòng bệnh là điều vô cùng quan trọng. Về thức ăn cho heo, người nuôi nên mua ở những nguồn uy tín và kiểm tra độc tố nấm mốc thường xuyên. Tránh trường hợp độc tố phát sinh trong quá trình vận chuyển, bảo quản mà không biết. Cho heo ăn rau phải rửa thật sạch, tránh ăn phải thức ăn có dính thuốc trừ sâu. Cần đề phòng không cho heo uống nước có chất thải ở gần các nhà máy hóa chất. Khi đánh bả chuột phải đặc biệt lưu ý: Không để thuốc vương vãi trong khu chăn nuôi hoặc bãi chăn thả. Không cho heo ăn các loại thức ăn tinh hoặc thức ăn hỗn hợp đã bị mốc…
Theo nguoichannuoi.vn
Khi chưa có vắc xin phòng bệnh dịch này, nhiều trang trại đã phải tự tìm cách bảo vệ đàn lợn của gia đình mình.
Hiện nay, số lượng lợn bị nhiễm Dịch tả lợn Châu Phi ở một số quốc gia đang tăng lên nhanh chóng, có nguy cơ lây nhiễm vào Việt Nam.
Thành công của chăn nuôi heo nái quyết định rất lớn tới năng suất cũng như lợi nhuận của mỗi cơ sở chăn nuôi và nó cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
Chế độ nuôi dưỡng lợn nái sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai, số lợn con sơ sinh, khối lượng và sức sống của lợn con, thể trạng của lợn mẹ,...
Dịch tả lợn châu Phi trở nên phức tạp trong những ngày gần đây khi nhiều ổ tái phát dịch.
Bệnh viêm da tiết dịch trên lợn (Greasy Pig Disease) là một bệnh gây ra bởi vi khuẩn Staphylococcus hyicus ở trên da.
Để đảm bảo việc nuôi tái đàn lợn thận trọng, hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ tái phát dịch bệnh; thực hiện các quy định của Luật thú y...
Lợn nái đẻ non, thai bị chết lưu, sảy thai, sinh ra con chết ngay do nhiều nguyên nhân như: Bị bệnh do nhiễm Parvovirút...
Cho đến nay các bác sĩ thú y vẫn chưa đưa ra được phác đồ điều trị chung hay vắc-xin phòng ngừa bệnh này cho lợn. Do đó, ngay khi phát hiện lợn...
Bệnh viêm phổi màng phổi do A. pleuropneumoniae là một mối nguy lớn cho các trại. Thiệt hại có thể tính đến như heo bị chết, giảm năng suất