CS-Những biện pháp đơn giản mà hữu ích để chống rét cho cây trồng
Khi nhiệt độ trên 15°C, đối với diện tích rau đã bị thiệt hại nặng không thể hồi phục do rét, sương muối, nếu còn thời vụ thực hiện giao lại...
2020-06-03 17:28:16
Phân đậu nành là loại phân hữu cơ có nguồn gốc từ thiên nhiên rất tốt cho đất, giúp đất tơi xốp thoáng khí, bổ sung thêm lượng đạm cho đất giúp cây luôn xanh mướt, tươi tốt.
Để ủ phân đậu nành có 2 cách đó chính là ủ đậu nành đã xay nhuyễn và cách thứ 2 đó chính là ủ nguyên hạt. Hai cách này đều đơn giản, dễ làm và mang lại hiệu quả cao cho cây trồng khi sử dụng.
Sử dụng phân đậu tương giúp cải tạo đất, cây trồng phát triển xanh tốt.
1. Nguyên liệu cần thiết để ủ phân đậu nành
Dù tiến hành theo cách ủ phân đậu xay nhuyễn hay nguyên hạt thì cũng phải sử dụng các nguyên liệu như sau:
Đậu nành (đậu tương) nên chọn đậu tương loại xấu nhất để giảm chi phí.
- Xô đựng (thùng tròn): tùy vào lượng đậu nành khác nhau mà sử dụng xô khác nhau, ví dụ khi muốn ngâm 5kg đậu nành thì cần xô khoảng 25L, 10kg dùng xô 60L.
- Nước: có thể sử dụng nước mưa, nước giếng. Tránh sử dụng nước bẩn, nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn để tiến hành ngâm ủ.
Đặc biệt khi sử dụng nước máy cần cho ra thau, xô để khoảng 3-4 ngày để bay bớt thuốc xử lý trong nước.
- Các loại chế phẩm: EMIC, EMZEO giúp đậu nành phân hủy thành phân bón tốt hơn.
- Đường: có thể sử dụng đường mía (đường phèn).
2. Cách ủ phân đậu nành đơn giản, hiệu quả
Cách thứ nhất: Ủ phân đậu nành xay nhuyễn
Đối với ủ 5kg đậu nành ta tiến hành như sau:
Bước 1: Ngâm đậu nành trong nước đường
- Sử dụng 1 thùng 25L nước, cho 8L nước sạch vào xô, tiếp đến cho 300g đường phèn nên sử dụng búa, cây để đập, giúp đường nhanh tan hơn. Khuấy cho đến khi tan hết và cho đậu vào ngâm trong vòng 6h đồng hồ.
- Sau 6h ngâm, đã ngấm nước đường, kích thước hạt thay đổi to hơn rất nhiều.
Bước 2: Xay nhuyễn đậu nành
- Sử dụng máy xay sinh tố để xay đậu, tiến hành chắt lượng nước đường còn dư trong xô để xay. Không cần xay quá kỹ, khi đậu tương có kích thước tương đối là đã đạt yêu cầu trong trường hợp sót những hạt đậu thì vẫn được.
Bước 3: Ủ đậu nành đã xay
- Cho lượng đậu nành vừa xay cho vào xô đã ngâm ở ban đầu cho ½ - 1 gói EMIC và ½ đến 1 gói EMZEO sau đấy trộn thật đều sau đó đậy nắp kín, sử dụng vật khoảng 1-2 cân đè lên nắp thùng và để vào nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp vào mặt trời, để tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động 4-5 ngày tiến hành đảo trộn.
Bước 4: Ủ phân đậu nành giai đoạn 2
- Sau khoảng 15 ngày sau khi ủ ta tiến hành chuyển sang giai đoạn ủ phân đậu nành giai đoạn 2
- Cho thêm vào thùng ủ khoảng 8 L nước và khuấy đều ủ đậy nắp ủ tiếp. Tương tự như ở lần ủ, sau 4-5 ngày cũng tiến hành khuấy đều 1 lần và ủ thêm 15 ngày nữa. Tức là khoảng 1 tháng là có thể bón cho cây được.
Cách thứ hai: Ủ phân đậu nành nguyên hạt
Cách này cũng tương tự như cách xay nhuyễn
Sự khác biệt ở cách ủ nguyên hạt này đó chính là không cần xay nhuyễn đậu tương mà sau khi ngâm đậu nành 6 tiếng với nước đường tiến hành cho EMIC cà EMZEO và cho vào ủ. Để chất lượng đậu nành đạt được tốt nhất cũng cần đặt thùng ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Khác với đậu nành được xay nhuyễn thì phân đậu nành ủ nguyên hạt phải 90 ngày mới sử dụng được.
3. Liều lượng và cách bón phân đậu nành cho cây trồng
- Trước khi lấy phân đậu nành từ thùng ủ nên khuấy đều. Sử dụng rây để lọc bã của đậu nành.
- Tỷ lệ phân đậu nành sử dụng cho cây hợp lý
+ Đối với các loại rau ăn lá là: 1:200 tức là 100ml nước cho 20L nước.
+ Đối với các loại rau ăn củ quả, hoa là: 1:100 tức là 100 ml cho 10L nước sạch
Bởi là loại phân hữu cơ có tính an toàn cho cây trồng và con người nên có thể sử dụng cho rất nhiều loại cây trồng khác nhau như: các loại rau ăn lá, ăn củ, quả, các cây hoa, cây cảnh… Cây trồng sẽ phát triển nhanh, cho chất lượng cao hơn mà không lo tàn dư của thuốc bảo vệ thực vật và ngộ độc thực phẩm.
- Có thể phun lên lá, tưới gốc cho cây trồng đều được.
- Thời điểm bón phân đậu nành
+ Nên bón phân đậu nành cho cây vào chiều mát khoảng 4-5h. Thời gian bón cho cây là khoảng 3 tuần/lần.
Theo camnangcaytrong.com
Khi nhiệt độ trên 15°C, đối với diện tích rau đã bị thiệt hại nặng không thể hồi phục do rét, sương muối, nếu còn thời vụ thực hiện giao lại...
Chúng tôi giới thiệu một số sản phẩm sinh học đã được pha chế thành phẩm được phép sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ...
Làm thế nào để phục hồi vườn cây ăn quả sau mưa bão? Cách khắc phục cây bị chết sau mưa lũ như thế nào?
Đối với cây lúa: Chủ động khơi thông dòng chảy, kiểm tra các bờ kênh, mương, đảm bảo tiêu nước nhanh gọn những khu vực có nguy cơ bị ngập úng,..
Một trong những bệnh hại khó phòng trừ và gây thiệt hại đáng kể đến sản xuất, cũng như chất lượng bắp cải là bệnh cháy bìa lá.
Dịch hại ở mật độ thấp không làm giảm năng suất, đôi khi làm tăng năng suất do khả năng tự đền bù của cây trồng
Để hướng tới tương lai không sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, giải pháp sử dụng các chất hữu cơ và phân ủ thay thế cho phân vô cơ...
Quy trình sản xuất rau hữu cơ không phải đơn giản. Sau đây là ” Nguyên tắc 6 không ” cơ bản cần áp dụng để có được vườn rau hữu cơ.
Thời tiết mưa liên tục, độ ẩm trong nhà kính, nhà màng quá cao, sẽ rất có lợi cho sự xuất hiện và lây lan của các bệnh khác nhau...
Rau chân vịt chứa nhiều vitamin thiết yếu đối với cơ thể giúp chống ung thư và chống viêm, hạn chế béo phì, bảo vệ mắt, chắc xương.