NT-Phòng bệnh cho cá nuôi mùa nắng nóng
Thời tiết nắng nóng đã làm giảm sức đề kháng và có nguy cơ xảy ra dịch bệnh cho cá nuôi, đặc biệt nhất những vùng ao hồ cạn...
2017-12-18 09:21:36
Để phòng tránh thời tiết bất lợi gây thiệt hại cho người nuôi thủy sản, nâng cao năng suất, giá trị, hiệu quả trên đơn vị diện tích, Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng lịch thời vụ, cơ cấu giống và một số giải pháp kỹ thuật chủ yếu cho nuôi trồng thủy sản trên toàn tỉnh năm 2018 như sau:
I. Đối với nuôi thủy sản nước lợ, mặn
1. Tôm chân trắng
a. Đối với nuôi tôm trên cát
– Thời gian thả giống: Vụ 1 từ ngày 01/3/2018 và thời điểm kết thúc thu hoạch ngày 30/6/2018. Vụ 2 từ ngày 16/8/2018 và kết thúc thu hoạch ngày 31/01/2019. Thời gian nghỉ giữa 2 vụ từ ngày 01/7/2018-15/8/2018.
– Mật độ thả giống
+ Nuôi đơn: Tôm: 100-120 con/m2 cỡ PL12 trở lên.
+ Nuôi kết hợp: Tôm khoảng 100 con/m2 cỡ PL12. Cá, hải sâm, thủy sản khác: 1con/m2.
b. Đối với tôm nuôi vùng triều
– Thời gian thả giống: Vụ 1 từ ngày 01/3/2018 và kết thúc thu hoạch ngày 15/6/2018. Vụ 2 từ ngày 16/7/2018 và thời điểm kết thúc thu hoạch ngày 31/10/2018. Thời gian nghỉ giữa 2 vụ từ ngày 16/6/2018-15/7/2018.
– Mật độ thả giống
+ Nuôi đơn: Tôm: 60-80con/m2 cỡ PL12 trở lên.
+ Nuôi kết hợp: Tôm khoảng 60con/m2 cỡ PL12. Cá, hải sâm, thủy sản khác: 1con/m2.
2. Tôm sú
– Thời gian thả giống từ ngày 01/3/2018 và kết thúc thu hoạch ngày 31/7/2018.
– Mật độ thả giống
+ Nuôi đơn: Tôm 15-25con/m2 cỡ PL15 trở lên
+ Nuôi kết hợp: Tôm 12-15con/m2 cỡ PL15. Cá, hải sâm, thủy sản khác: 1con/m2.
3. Tôm hùm
Nuôi 1vụ/năm, với mật độ thả giống: 10con/m2, cỡ tôm từ 100g/con trở lên. Thời gian thả giống từ ngày 01/01/2018 – 01/3/2018 và kết thúc thu hoạch ngày 31/10/2018.
4. Ốc hương
– Thả giống từ ngày 01/01/2018-01/3/2018 và thời điểm kết thúc thu hoạch ngày 31/10/2018.
– Mật độ
+ Nuôi trong ao: Nuôi đơn 50-100 con/m2, kích cỡ giống ≥ 0,44cm/con. Nuôi kết hợp với ốc hương 50-100 con/m2, kích cỡ giống ≥ 0,44cm/con (tối thiểu 8.000-10.000 con/kg); cá, hải sâm, thủy sản khác: 1con/m2
+ Nuôi trong lồng: 300con/m2, kích cỡ giống ≥ 0,4cm/con (tối thiểu 6.000-7.000 con/kg).
5. Đối với các đối tượng nuôi: cá vược, cá mú, cá hồng, cá bớp, hàu, hải sâm,…
– Thời gian thả giống: từ ngày 01/01/2018-01/3/2018 và kết thúc thu hoạch ngày 31/10/2018. Số vụ nuôi: 1 vụ/năm
– Mật độ, kích cỡ giống thả nuôi: Nuôi cá ao mật độ 1-2 con/m2, cỡ cá ≥ 10cm/con. Nuôi cá lồng mật độ 15-25 con/m3, cỡ cá ≥ 10cm/con. Nuôi hàu (nuôi dây) mật độ 4-8 giá thể/dây, cỡ giống ≥ 2-3cm/con. Nuôi hải sâm trong ao mật độ 8-10con/m2, cỡ giống 10g/con.
II. Nuôi thủy sản nước ngọt
Đối tượng nuôi gồm các loại cá: cá chép, cá mè, trắm cỏ, cá trê lai, cá lóc, cá rô phi đơn tính, cá bống tượng, cá thát lát, cá thát lát còm, cá lăng, cá chình,…
– Số vụ nuôi: 1 vụ/năm
– Mật độ thả nuôi
+ Đối với nuôi ao thường từ 2-3con/m2, một số đối tượng như cá thát lát, cá lóc mật độ thả nuôi cao hơn từ 9-10 con/m2
+ Đối với nuôi lồng: từ 25-30con/m3, riêng cá rô phi có thể nuôi với mật độ 100con/m3; Đối với nuôi hồ chứa: khoảng 1.200con/ha.
– Thời gian thả giống: từ ngày 01/01/2018-30/4/2018 và kết thúc thu hoạch ngày 31/10/2018…
(Theo Báo Quảng Ngãi, 8/12/2017)
Thời tiết nắng nóng đã làm giảm sức đề kháng và có nguy cơ xảy ra dịch bệnh cho cá nuôi, đặc biệt nhất những vùng ao hồ cạn...
Nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa có những ưu điểm nổi bật như: nhiệt độ nước ở hồ chứa ổn định, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên...
Bệnh nhọt cá do nhiễm vi khuẩn Aeromonas salmonicida là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi...
Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được ban hành kèm theo...
Các loại tinh dầu tự nhiên trong việc tăng cường kiểm soát và điều trị bệnh do vi khuẩn trên cá nuôi và chúng có thể là ứng cử viên lý tưởng cho việc điều trị...
Trong điều kiện tự nhiên, cá hiếm khi bị dịch bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi thâm canh với mật độ cao và được nuôi trong điều kiện không tự...
Sán lá đơn chủ ký sinh trên da, vây, đuôi và mang cá, chúng tiết men phá hủy tế bào, tổ chức da và mang, kích thích gây cho cá tiết nhiều nhớt tại vị trí sán ký...
Nuôi cá nước ngọt trong ao tù đã được áp dụng khá phổ biến từ rất lâu. Thông thường, để vụ nuôi đạt năng suất cao nhiều bà con thường chọn giải pháp nuôi ghép...
Bài viết đúc kết từ thực tế sản xuất và tổng hợp từ các nguồn tài liệu để cung cấp cho bà con nông dân một số biện pháp phòng trị bệnh do nấm và virus gây ra...
Hàng năm, các tỉnh khu vực miền Bắc thường phải trải qua mùa đông khắc nghiệt; trở ngại này khiến hầu hết các trang trại không thể tiến hành sinh sản nhân tạo cá...