N-Kỹ thuật chăm sóc bò mẹ mới sinh
Để bò mẹ hồi phục sức khỏe, khỏe mạnh, nhiều sữa, người chăn nuôi cần lưu ý những vấn đề sau:
2020-09-05 09:05:37
Bò BBB là giống bò siêu thịt của thế giới và đang được nhiều nước châu Âu dùng làm bò cao sản. Khi đưa vào phát triển ở Việt Nam, giống bò này cho thấy khả năng thích nghi tốt, mang lại năng suất cao.
Chuồng trại
Vị trí xây dựng chuồng trại nên cách xa nhà ở, hướng chuồng quay về hướng Nam hoặc Đông Nam để đảm bảo ánh sáng và độ thông thoáng của chuồng. Chuồng trại nên xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát, đảm bảo ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, nền chuồng nên láng bằng nền xi măng, tránh láng bóng gây trơn trượt.
Chọn bò cái
Nên chọn những bò cái lai nhóm Zêbu (gồm: Red Sindhi, Brahman…) có tầm vóc lớn, trọng lượng từ 280 kg trở lên và đã đẻ từ lứa 2 đến lứa 6. Bò cái phải có thể chất khỏe mạnh, ngoại hình cân đối, lông óng mượt, da mềm, đầu cổ linh hoạt, mắt sáng, mõm bẹ, bộ răng còn tốt. Lưng dài, thẳng, mông nở, chân thẳng, bước đi vững chãi, chắc chắn.
Phối giống
Thời điểm phối giống thích hợp cho bò là khi thấy nước nhờn keo dính, âm hộ hơi mở, niêm mạc chuyển từ màu đỏ hồng sang nhạt, bò đứng yên khi con khác nhảy lên. Theo kinh nghiệm, nếu thấy bò có biểu hiện động dục buổi sáng thì phối giống vào buổi chiều, nếu bò động dục buổi trưa hoặc chiều thì phối giống vào buổi sáng hôm sau.
Chăm sóc
Trong suốt thời gian mang thai bò cái cần được ăn uống đầy đủ thức ăn thô xanh và bổ sung thức ăn tinh với lượng khoảng 1 kg/con/ngày. Không bắt bò làm việc nặng như: cày, bừa… tránh xô đẩy, xua đuổi bò mạnh.
Thời gian mang thai trung bình của bò khoảng 281 ngày. Khi bò mẹ chuẩn bị sinh thường có biểu hiện bồn chồn, đứng lên nằm xuống, chân cào nền chuồng, mông sụt, bầu vú căng. Trong trường hợp bò đẻ bình thường (thai thuận), người nuôi chỉ cần hỗ trợ cho bò cái bằng cách dùng tay kéo nhẹ bê ra theo nhịp rặn của bò mẹ. Cắt dây rốn cho bê con dài khoảng 10 - 12 cm, sát trùng bằng cồn iốt 5%. Lau nhớt dãi trong mũi, miệng bê sau đó để bò mẹ tự liếm con hoặc dùng khăn khô lau cho bê. Vệ sinh phần thân sau và bầu vú bò mẹ, cho bò mẹ uống nước, thêm ít muối, cám và nước ấm. Trong trường hợp đẻ khó thì cần thiết phải gọi cán bộ thú y can thiệp kịp thời.
Bê con sau khi sinh cần được cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi nuôi bê ở trong chuồng cạnh bò mẹ. Luôn giữ ấm cho bê, tránh gió lùa, chỗ bê nằm cần giữ khô sạch.
Sau khi đẻ 15 - 20 ngày tập cho bê ăn cám và cỏ non phơi tái. Từ 1 - 6 tháng tuổi: chăn thả theo mẹ ở bãi gần chuồng, bổ sung thêm thức ăn thô xanh 5 - 8 kg/con/ngày, thức ăn tinh 0,5 - 1 kg/con/ngày. Khi bê được 6 tháng thì có thể cai sữa.
Từ 6 - 14 tháng tuổi: chủ yếu chăn thả, mỗi ngày cho ăn thêm 15 - 20 kg thức ăn thô xanh, 0,5 - 1 kg thức ăn tinh. Vào những mùa thiếu cỏ có thể cho bê ăn thêm 2 - 4 kg cỏ khô hoặc rơm ủ với urê để thay cho thức ăn xanh bổ sung.
Giai đoạn 15 - 18 tháng tuổi: Khẩu phần ăn là thức ăn thô xanh 35 - 40 kg/con/ngày, thức ăn tinh 3 kg/con/ngày. Cung cấp nước sạch đáp ứng đủ nhu cầu của bò.
>> Trước khi bán thịt, nếu bò gầy cần vỗ béo khoảng 2 tháng bằng cách sau: Tẩy giun sán trước lúc vỗ béo, nuôi nhốt tại chuồng suốt thời gian vỗ béo, mỗi ngày cho ăn 8 - 10 kg thức ăn thô xanh, 3 - 5 kg thức ăn tinh chia làm 4 - 5 bữa trong ngày. Cần đảm bảo luôn phải có nước sạch trong máng uống cho bò trong thời gian vỗ béo. |
Theo nguoichannuoi.vn
Để bò mẹ hồi phục sức khỏe, khỏe mạnh, nhiều sữa, người chăn nuôi cần lưu ý những vấn đề sau:
Dịch tả trâu, bò là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng tập trung vào mùa hè và đầu mùa thu.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi...
Bệnh do hai loài đơn bào Theilena annulata và T.sergenti ký sinh trong máu của bò gây nên. Hình dạng của ký sinh trùng này có hình cái gậy,...
Một số giải pháp để khôi phục nhanh sức khỏe đàn gia súc, gia cầm; sớm ổn định sản xuất, đảm bảo an toàn dịch bệnh trên đàn vật nuôi cần thực hiện tốt
Để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi, giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, người chăn nuôi cần...
Độc tố nấm mốc là sản phẩm chuyển hóa thứ cấp độc hại của nấm mốc, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và năng suất của động vật.
Hiện nay, thời tiết chuyển sang mùa đông, sức đề kháng của vật nuôi bị giảm cùng lưu lượng vận chuyển gia súc, gia cầm tăng mạnh...
Những biểu hiện ban đầu của bò khi đến thời kỳ động dục và phương pháp phối giống hiệu quả.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, thời tiết trong vụ Đông - Xuân năm 2021-2022 bị tác động của biến đổi khí hậu nên dự báo sẽ...