N-Chế biến thân lá ngô làm thức ăn cho trâu bò
Thân lá ngô khi còn xanh có thể cho trâu bò ăn ngay, song thường khi thu hoạch thì ta có một lượng nhiều nên trâu bò không thể tiêu thụ hết...
2018-01-13 15:38:00
Biết trước được ngày sinh của bò để có cách chăm sóc tốt nhằm đảm bảo sức khỏe an toàn cho cả bò mẹ lẫn bê non là điều nông dân cần hết sức chú ý.
Bò mang thai 280 ngày (hơn 9 tháng), vì vậy muốn tính được ngày sinh của nó cần tính từ ngày phối giống cộng thêm 280 ngày. Cán bộ kỹ thuật Viện Chăn nuôi hướng dẫn cách tính như sau:
- Lấy ngày phối giống bò cộng với 5 hay 7 ngày (có thể vào tháng 2 có 28 ngày) và lấy tháng phối giống cộng với 9, sẽ có ngày sinh dự kiến. Ví dụ: Bò phối giống lần cuối vào ngày 10-2-2007, thì ngày sinh sẽ là: 10 + 7 ngày = ngày 17; tháng sinh sẽ là: tháng 2 + 9 tháng = tháng 11 (bò sẽ sinh vào ngày 17 tháng 11 năm 2007). Bò cũng có thể sinh sớm hơn hay muộn hơn một, vài ngày so với dự kiến do đó cần theo dõi các biểu hiện của bò mẹ trước ngày sinh dự kiến từ 1 tuần đến 10 ngày.
- Biều hiện bò sắp sinh: Khoảng 7-10 ngày trước khi sinh, bầu vú từ từ căng lên, núm vú căng cứng chứa đầy sữa là bò sắp đẻ, vì vậy cần chú ý theo dõi để phòng viêm vú trước khi sinh. Từ 1-3 ngày trước khi sinh, âm hộ chảy ra nhiều dịch nhờn đặc, màu trắng. Khi thấy dịch nhờn loãng dần là bò sắp đẻ. Khi quan sát thấy hiện tượng sụp mông ở 2 bên gốc đuôi, đuôi lệch sang một bên và ít cử động; trạng thái bồn chồn, hay đứng lên nằm xuống, đại tiểu tiện nhiều lần... là bò sắp đẻ.
- Biểu hiện bò khó sinh: Rặn nhiều, vỡ ối nhưng vẫn không thấy thai ra. Nừu bê con lộ ra sau 3 giờ mà vẫn chưa ra được, hoặc bê con ló ra ở tư thế không bình thường thì cần gọi cán bộ thú y can thiệp kịp thời.
Theo nongnghiep.gov.vn
Thân lá ngô khi còn xanh có thể cho trâu bò ăn ngay, song thường khi thu hoạch thì ta có một lượng nhiều nên trâu bò không thể tiêu thụ hết...
Mưa lớn kéo dài có thể gây ngập úng cục bộ hoặc lụt trên diện rộng làm phát tán mầm bệnh, nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm trên đàn vật nuôi
Để bò mẹ hồi phục sức khỏe, khỏe mạnh, nhiều sữa, người chăn nuôi cần lưu ý những vấn đề sau:
Dịch tả trâu, bò là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng tập trung vào mùa hè và đầu mùa thu.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi...
Bệnh do hai loài đơn bào Theilena annulata và T.sergenti ký sinh trong máu của bò gây nên. Hình dạng của ký sinh trùng này có hình cái gậy,...
Một số giải pháp để khôi phục nhanh sức khỏe đàn gia súc, gia cầm; sớm ổn định sản xuất, đảm bảo an toàn dịch bệnh trên đàn vật nuôi cần thực hiện tốt
Để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi, giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, người chăn nuôi cần...
Độc tố nấm mốc là sản phẩm chuyển hóa thứ cấp độc hại của nấm mốc, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và năng suất của động vật.
Hiện nay, thời tiết chuyển sang mùa đông, sức đề kháng của vật nuôi bị giảm cùng lưu lượng vận chuyển gia súc, gia cầm tăng mạnh...