N-Kỹ thuật chăm sóc bò mẹ mới sinh
Để bò mẹ hồi phục sức khỏe, khỏe mạnh, nhiều sữa, người chăn nuôi cần lưu ý những vấn đề sau:
2018-01-30 09:49:00
Chuồng bảo đảm che nắng mưa, chống nóng, chống rét cho bò, thoáng mát. Chuồng xây dựng riêng biệt ở khu trang trại, hoặc kề sát các công trình phụ của nhà ở gia đình đều cần bảo đảm các điều kiện để giữ vệ sinh môi trường và thuận tiện chăm sóc bò. Đối với chuồng bò thịt có thuận lợi là mỗi ô chuồng có thể nhốt nhiều con đồng lứa tuỳ theo tiêu chuẩn qui định và diện tích rộng hẹp của chuồng. Chuồng nên có sân chơi mở cửa cho bò ra vào tự do trừ ban đêm, mùa lạnh, lúc mưa gió và đi chăn.
Địa điểm
Chuồng được xây dựng ở khu đất cao ráo, thoáng mát, cuối hướng gió, thoát nước, tốt nhất là xa nhà ở, xa khu dân cư. Khi điều kiện chật chội thì cần bố trí hợp lý để có thể làm vệ sinh tốt được.
Hướng chuồng
Tốt nhất là hướng nam, đông nam để có gió mát, tránh được gió mùa đông bắc, đủ ánh sáng. Nếu chuồng phải làm theo hướng đông bắc, tây bắc thì cần có rèm che.
Nền chuồng
Mặt nền phải cao hơn sân vườn, tránh ẩm ướt, lầy lội.
Nền có độ thoai thoải (không quá dốc) về phía sau để nước tiểu, nước rửa chuồng dễ thoát theo cống rãnh không đọng lại.
Nền lát gạch, đất sét nện, láng xi măng nhưng đều phải có độ nhám, khía rãnh nhỏ chống trơn trượt cho bò bê.
Rãnh thoát nước
Phía trước và sau đều phải có rãnh thoát nước mưa và nước chùi rửa chuồng theo chiều dài của chuồng, khớp với giọt gianh của mái chuồng. Rãnh có độ dốc về phía nối liền với cống rãnh thoát nước nói chung, tránh cho nước chảy vào hố ủ phân.
Rãnh phải to hơn để cho thoát nước tiểu, nước thải rửa chuồng lẫn phân. Lòng rãnh lọt lưỡi xẻng to 20-25 cm và láng xi măng lòng máng trơn. Có thể làm hố hứng nước rửa chuồng tưới cho cây trồng, nhưng chú ý ngăn nước mưa chảy vào hố.
Hố Phân
Ở chuồng trại có hố ủ phân chung cho các chuồng. Ở gia đình có hố phân có thể gần chuồng hoặc ở riêng góc vườn. Hố cần xây gạch, láng xi măng, hoặc đất sét cao hơn mặt đất và có nắp đậy để tránh nước mưa tràn vào và tránh mùi hôi. Quá trình ủ phân có thể trộn thêm rác dễ mục và rắc vôi bột cho từng lớp hoặc khi đảo hố (sẽ giảm mùi).
Mái chuồng
Chuồng có độ cao vừa phải như trên đã ghi để khi đã lợp mái tránh được gió lùa.
Mái chuồng có độ dốc cho nước thoát nhanh và phủ ra tận hiên chuồng khới với rãnh thoát nước.
Chất lợp mái tuỳ điều kiện cụ thể của các nông hộ, có thể lớp tranh ngói, tấm lợp... Chú ý chống nóng mùa hè.
Tường vách chuồng
Có thể xây gạch, phên tre nứa, có cửa bảo đảm thoáng, mát mùa hè, thoáng ấm mùa đông, tránh được mưa gió tạ vào nền chuồng nhất là những tháng mưa dầm gió bấc phải được che chống rét.
Máng ăn, máng uống
Xây xi măng theo chiều dài chuồng và trước cửa chuồng, ở đáy máng có lỗ thoát nước để tiện chùi rửa chảy vào rãnh thoát nước nhỏ ở từng ô chuồng. Có thể làm máng ăn bằng gỗ hoặc đan tre nứa đều được, đủ cho cả nhóm bằng 1 máng hoặc 2-3 máng nếu ô chuồng rộng.
Diện tích chuồng
• Kiểu chuồng: chuồng có độ cao từ nền lên xà ngang 3,2-3,5m, chiều dài tuỳ theo yêu cầu.
• Chuồng 2 dãy rộng 11-12m. Các trang trại có qui mô chăn nuôi lớn thường làm chuồng 2 dãy để tiết kiệm diện tích và nguyên vật liệu xây dựng, cống rãnh...
• Chuồng 2 dãy đối đầu: Bò nhốt 2 bên đầu đấu với nhau, đường đi cho ăn ở 2 bên, ở giữa là lối đi làm vệ sinh.
• Kiểu chuồng hai dãy phải xây dựng bằng nguyên vật liệu tốt, giá thành cao, lối cho bò ra thường hai hoặc một ở đầu hồi, có thể có sân rộng.
Chuồng một đãy rộng 6,5-7m.
Kiểu chuồng này có thể 2 mái cân nhau, hoặc mái sau dài, mái trước ngắn. Lối đi cho bò ăn uống ở phí trước, lối dọn vệ sinh chuồng ở phía sau.
Chuồng kiểu này thường hẹp, nếu mái phía trước ngắn hay bị mưa hắt vào, cần có mành che khi cần thiết.
Trước chuồng ngăn các khoảng sân theo ô chuồng cho bò ra vào thoải mái, có thể để sân chung.
Ở các vùng có bãi cỏ rộng như miền núi, trung du có thể làm chuồng đơn giản, chỉ cần mái che mưa nắng cho bò. Bãi chăn được chia ô, quy định lịch chăn cho bò gặm cỏ và lùa chúng về chuồng cho ăn thêm, uống nước.
Theo khcn.bacninh.gov.vn
Để bò mẹ hồi phục sức khỏe, khỏe mạnh, nhiều sữa, người chăn nuôi cần lưu ý những vấn đề sau:
Dịch tả trâu, bò là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng tập trung vào mùa hè và đầu mùa thu.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi...
Bệnh do hai loài đơn bào Theilena annulata và T.sergenti ký sinh trong máu của bò gây nên. Hình dạng của ký sinh trùng này có hình cái gậy,...
Một số giải pháp để khôi phục nhanh sức khỏe đàn gia súc, gia cầm; sớm ổn định sản xuất, đảm bảo an toàn dịch bệnh trên đàn vật nuôi cần thực hiện tốt
Để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi, giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, người chăn nuôi cần...
Độc tố nấm mốc là sản phẩm chuyển hóa thứ cấp độc hại của nấm mốc, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và năng suất của động vật.
Hiện nay, thời tiết chuyển sang mùa đông, sức đề kháng của vật nuôi bị giảm cùng lưu lượng vận chuyển gia súc, gia cầm tăng mạnh...
Những biểu hiện ban đầu của bò khi đến thời kỳ động dục và phương pháp phối giống hiệu quả.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, thời tiết trong vụ Đông - Xuân năm 2021-2022 bị tác động của biến đổi khí hậu nên dự báo sẽ...