CB-Kiểm soát bệnh tai xanh trên heo
Sau đây là các biện pháp tổng hợp và biện pháp kiểm soát cụ thể để kiểm soát bệnh tai xanh trên heo
2019-11-30 09:28:44
Kháng sinh là loại thuốc thú y không thể thiếu trong chăn nuôi nói chung và nuôi lợn nói riêng. Hiện nay, tình trạng người dân lạm dụng thuốc kháng sinh trong nuôi lợn đang rất phổ biến. Dùng bừa bãi thuốc kháng sinh sẽ gây nên hiện tượng kháng thuốc, làm giảm tác dụng chữa bệnh. Vì vậy, để dùng kháng sinh mang lại hiệu quả cao thì bà con cần tuân theo những nguyên tắc sau đây:
Tình trạng người dân lạm dụng thuốc kháng sinh trong nuôi lợn đang rất phổ biến
1. Phát hiện nhanh, điều trị sớm. Bà con cần quan sát kỹ biểu hiện bên ngoài của lợn, lượng thức ăn, các mùi lạ trong chuồng để sớm tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
2. Tiêm kháng sinh càng nhanh càng tốt. Hai ngày đầu sử dụng liều cao gấp 1,5 lần liều bình thường, 2 ngày tiếp theo giảm xuống liều bình thường và sau đó kết thúc bằng liều cao như ngày đầu.
3. Tính chất và thời gian thuốc đào thải ra khỏi cơ thể lợn: Bà con cần phải tìm hiểu kỹ tính chất và thời gian thuốc có hiệu lực để quyết định nhịp đưa thuốc và liệu trình hiệu quả nhất.
Nhịp phổ biến khi dùng kháng sinh từ 6 – 12 giờ và liệu trình 3 - 5 ngày. Nếu sau 3 ngày dùng kháng sinh mà bệnh không chuyển phải thay phác đồ điều trị và kháng sinh nhóm khác.
4. Đường đưa thuốc kháng sinh vào cơ thể lợn
Việc đưa kháng sinh vào cơ thể lợn qua đường nào sẽ phụ thuộc vào loại bệnh, loại kháng sinh và thể trạng của lợn.
- Đường tiêm: Có thể tiêm dưới da, tiêm sâu bắp thịt, tĩnh mạch, phúc mạc. Ưu điểm của đường tiêm là nhanh, chắc chắn, chuyên để trị bệnh.
- Đường tiêu hóa: Có thể trộn kháng sinh vào thức ăn hoặc uống. Ưu điểm: Một số bệnh ỉa chảy ở lợn con thì sử dụng thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn hoặc cho uống sẽ tốt hơn đường tiêm vì nồng độ thuốc nhanh chóng đạt cao trong đường tiêu hóa hơn là tiêm. Tuy nhiên, đưa thuốc bằng đường tiêu hóa có nhược điểm là hao hụt nhiều và chỉ chuyên để phòng bệnh.
5. Phải phối hợp kháng sinh
Trong thực tế, lợn bị bệnh thường là bệnh ghép và ở tình trạng bội nhiễm, kế phát. Vì thế, trên một cơ thể lợn bệnh thường có sự tồn tại hai loại mầm bệnh, do đó phải phối hợp các loại kháng sinh để đạt hiệu quả cao
Việc phối hợp các loại kháng sinh sẽ:
- Tăng phổ tác động của kháng sinh trong trường hợp ghép nhiều bệnh hoặc chưa biết đó là bệnh gì.
- Tăng hiệu quả, diệt đồng thời nhiều mầm bệnh, vi khuẩn của nhiều bệnh ghép.
- Tránh được sự nhờn thuốc nếu sử dụng đơn kháng sinh.
Tuy nhiên, để phối hợp các loại kháng sinh với nhau cần phải hiểu tính chất, đặc điểm của từng loại kháng sinh và nguyên lý chung của kháng sinh.
Cổng Nông Dân
Rất Hay tôi muốn Học hoi thêm
Sau đây là các biện pháp tổng hợp và biện pháp kiểm soát cụ thể để kiểm soát bệnh tai xanh trên heo
Bệnh hô hấp phức hợp trên heo bao gồm phức hợp nhiều yếu tố gây bệnh liên quan đến đường hô hấp và tốc độ sinh trưởng heo như môi trường, quản lý chuồ
Phối trộn thức ăn là biện pháp đơn giản, nhằm tận dụng nguyên liệu sẵn có, giảm chi phí, tăng năng suất.
Để đàn heo có hệ miễn dịch khỏe mạnh và phát triển tốt, hạn chế dịch bệnh xảy ra và nâng cao năng suất, việc thực hiện tiêm vaccine đầy đủ...
Muốn heo con sinh trưởng và phát triển bình thường, người chăn nuôi nên tập ăn sớm cho heo 5 - 7 ngày tuổi sẽ mang lại nhiều lợi ích.
Để chủ động ứng phó trước mắt và các đợt bão lũ tiếp theo nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại chăn nuôi do mưa bão, lũ lụt, đói rét gây ra...
Khuynh hướng lâu đời trong nuôi heo thịt ở nước ta là thiến heo đực ở tuổi sơ sinh, không thiến heo cái.
Splayleg là một hội chứng do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Để phòng ngừa, cần thực hiện tốt các vấn đề dưới đây.
Theo một nghiên cứu mới đây, tinh dầu quế (Cinnamon oil) đã góp phần cải thiện đáng kể chức các năng đường ruột của heo con.
Chuẩn bị đầy đủ mọi phương diện trước khi bắt đầu tái đàn sản xuất, giúp người nuôi hạn chế được rủi ro và đảm bảo một vụ nuôi hiệu quả, kinh tế.