N-Chế biến thân lá ngô làm thức ăn cho trâu bò
Thân lá ngô khi còn xanh có thể cho trâu bò ăn ngay, song thường khi thu hoạch thì ta có một lượng nhiều nên trâu bò không thể tiêu thụ hết...
2018-01-13 16:25:00
Ông bà ta có câu: "Xem mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon". Chọn bò cái nuôi lấy sữa thông qua việc đánh giá ngoại hình là một công việc rất quan trọng sau khi đã kiểm tra... gia phả của con bò cái tơ.
Tầm quan trọng của đánh giá ngoại hình bò
Chọn bò cái cho sữa tốt tập trung vào rất nhiều chi tiết, từ vóc dáng, chân cẳng đến bầu vú... tổng cộng có đến 17 chỉ tiêu. Nếu chọn bò sữa "không đúng hàng" có thể mang lại hậu quả lâu dài như: bò nuôi chậm lớn, dễ mắc các bệnh sinh sản (đẻ khó...), khả năng cho sữa kém và sinh ra bê con có chất lượng thấp...
Việc chọn bò cái đúng hay sai thì phải đợi đến khi bò đẻ và vắt sữa bò được 1 – 2 chu kỳ mới có thể khẳng định được. Lúc này, nếu bò không cho sữa như ý muốn, người nông dân không thể "tước danh hiệu" của bò mà chỉ có thể ngậm bò hòn làm ngọt, rút kinh nghiệm cho chọn giống lần sau.
Các chỉ tiêu quan trọng cần lưu ý
Về khả năng sinh sản và cho sữa của bò, người nông dân nên chọn bò có mẹ cho năng suất sữa cao, chu kỳ sữa dài, chất lượng sữa tốt thể hiện qua tỷ lệ chất béo, hàm lượng vật chất khô cao... Ngoài ra khả năng sinh sản của bò mẹ cũng rất quan trọng, chẳng hạn như bò mẹ có đẻ khó không? lên giống đúng chu kỳ không? gieo tinh có dễ đậu thai không?... Tuy nhiên, các đặc điểm này của bò mẹ có tính di truyền rất thấp nên ít ảnh hưởng đến bò con.
Về việc đánh giá ngoại hình của bò, người có khả năng chọn con bò tốt phải là người có cặp mắt quan sát tốt, có tính kiên nhẫn, có kiến thức về chăn nuôi bò sữa, có kinh nghiệm và nhất là phải được đào tạo qua các khoá huấn luyện về đánh giá ngoại hình bò do các chuyên gia hướng dẫn.
Có 3 bộ phận chủ yếu trên cơ thể bò cần nên lưu ý khi đánh giá ngoại hình bò, đó là bầu vú, vóc dáng và chân – móng. Việc đánh giá "vòng một" là phần đánh giá quan trọng nhất và cũng rất nhiêu khê. Có 8 chỉ tiêu để đánh giá bầu vú của bò sữa: hình dáng vú, độ treo vú trước, độ cao treo vú sau, chiều rộng hai vú sau, độ treo chằng vú, độ sâu vú, phân bố núm vú phía trước, độ dài núm vú phía trước. Các chỉ tiêu này sẽ được đề cập chi tiết trong bài đánh giá bầu vú bò.
Từ năm 1996, FrieslandCampina VN (với các nhãn hiệu nổi tiếng như Cô Gái Hà Lan, YoMost, Friso, Fristi...) đã thực hiện việc ký hợp đồng thu mua sữa trực tiếp với các hộ nông dân và tiến hành chương trình Phát triển ngành sữa nhằm giúp nông dân chăn nuôi bò sữa phát triển bền vững.
Trong gần 15 năm qua, công ty đã đầu tư hơn 10 triệu đôla cho các hoạt động: xây dựng 4 trung tâm làm lạnh, 41 điểm thu mua, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng đội ngũ khuyến nông với hơn 70 người để hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi bò. Ngoài ra, chương trình luôn khuyến khích người nông dân sản xuất sữa chất lượng tốt thông qua chính sách trả tiền theo chất lượng sữa.
Về vóc dáng, bò sữa nhìn vào là phải có ngoại hình hướng sữa, không quá vạm vỡ, phải có chiều cao, bề rộng, chiều dài và dung tích cơ thể lớn để có thể ăn nhiều thức ăn, cho nhiều sữa. Ngoài ra nông dân cũng nên lưu ý các chỉ tiêu khác như rộng mông và góc mông rộng để dễ dàng sinh đẻ.
Với chân và móng, mặc dù không trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng cho sữa của bò nhưng nhìn chung chân - móng bò phải vững chắc để bảo đảm cho việc "mang nặng" khi bò có chửa, mang cả bầu vú sản lượng cao; và sức nặng to lớn của cơ thể bò trong thời gian dài mà vẫn bảo đảm cho bò dễ dàng di chuyển. Hơn nữa, chân sau và góc móng có liên quan đến tuổi thọ của bò cũng được người chăn nuôi quan sát kỹ.
Chân sau bò được nhìn từ bên hông, nếu quá thẳng sẽ dễ bị bệnh móng khớp. Bò có chân chữ "bát" hay chân vòng kiềng cũng không tốt cho cơ và gân và dễ bị khèo chân. Góc móng, đo từ đầu móng, càng nhọn, càng... xấu. Móng có góc tù, giúp trọng tâm tập trung lên giữa phần móng sẽ giúp bò đứng vững.
Thực tế, cách đánh giá ngoại hình bò sữa là sự kết hợp giữa quan sát thực tế và cho điểm, với việc đo đạc khách quan. Chọn bò cái "đẹp" phải dựa trên bảng phân tích đánh giá với các tiêu chí được nêu trong bài. Có như vậy người nông dân mới có cơ sở chọn bò tốt, cho sữa nhiều, sinh sản tốt, đạt lợi nhuận cao.
Theo hua.edu.vn
Thân lá ngô khi còn xanh có thể cho trâu bò ăn ngay, song thường khi thu hoạch thì ta có một lượng nhiều nên trâu bò không thể tiêu thụ hết...
Mưa lớn kéo dài có thể gây ngập úng cục bộ hoặc lụt trên diện rộng làm phát tán mầm bệnh, nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm trên đàn vật nuôi
Để bò mẹ hồi phục sức khỏe, khỏe mạnh, nhiều sữa, người chăn nuôi cần lưu ý những vấn đề sau:
Dịch tả trâu, bò là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng tập trung vào mùa hè và đầu mùa thu.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi...
Bệnh do hai loài đơn bào Theilena annulata và T.sergenti ký sinh trong máu của bò gây nên. Hình dạng của ký sinh trùng này có hình cái gậy,...
Một số giải pháp để khôi phục nhanh sức khỏe đàn gia súc, gia cầm; sớm ổn định sản xuất, đảm bảo an toàn dịch bệnh trên đàn vật nuôi cần thực hiện tốt
Để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi, giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, người chăn nuôi cần...
Độc tố nấm mốc là sản phẩm chuyển hóa thứ cấp độc hại của nấm mốc, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và năng suất của động vật.
Hiện nay, thời tiết chuyển sang mùa đông, sức đề kháng của vật nuôi bị giảm cùng lưu lượng vận chuyển gia súc, gia cầm tăng mạnh...