NT-Những lưu ý nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn trong nuôi tôm
Nước là môi trường sống của tôm, nếu môi trường nước bị thay đổi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý, khả năng bắt mồi của tôm ...
2018-04-14 09:13:48
Một nghiên cứu mới đây được báo cáo trên GAA đã đánh giá khả năng sử dụng bột đậu nành cải tiến để thay thế bột cá trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng.
Bột đầu nành cải tiến có khả năng thay thế bột cá được sử dụng trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Nguồn GAA).
Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp nuôi tôm trên thế giới đã không ngừng gia tăng áp lực lên việc sử dụng bột cá biển trong thức ăn cho tôm, dẫn đến yêu cầu phải có các loại nguyên liệu khác có khả năng thay thế nhằm giảm thiểu hoặc hạn chế sử dụng bột cá.
Trong số các nguyên liệu đó, bột đậu nành thông thường là nguồn nguyên liệu tiềm năng nhất do tính sẵn có, giá cả hợp lý, khả năng tiêu hóa cao và thành phần các acid amin thích hợp. Tuy nhiên, sử dụng bột đậu nành thông thường trong thức ăn cho một số loài cá bị giới hạn từ 20 - 30% do có chứa các thành phần can thiệp vào quá trình tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất. Để giải quyết vấn đề này, các nhà sản xuất đậu nành đang phát triển các phương pháp mới để sản xuất đậu nành cải tiến (Improved soybean meal - ISBM).
Đậu nành cải tiến là đậu nành có hàm lượng các thành phần ảnh hưởng xấu giảm đi và hàm lượng protein cao hơn. Ví dụ, Hội đồng đậu nành Ohio đã phát triển một loại đậu nành cải tiến ISBM từ đậu nành thông thường, ISBM này có hàm lượng protein cao hơn 20% và các chất kháng dinh dưỡng (ANFs) thấp hơn 50% so với đậu nành thông thường.
Trên thế giới, tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (Litopenaeus vannamei) là loài được nuôi phổ biến nhất, vì vậy nghiên cứu để tăng cường hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng của chúng được đặt lên hàng đầu.
Một nghiên cứu được tài trợ bởi Hội đồng đậu nành Ohio nhằm đánh giá khả năng sử dụng bột đậu nành cải tiến để thay thế bột cá trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng căn cứ vào thành phần nguyên con, hiệu quả sản xuất, các biến dưỡng bạch cầu và hàm lượng acid béo ở cơ đuôi của tôm.
Nghiên cứu được tiến hành trong 12 tuần, tôm có trọng lượng ban đầu 3,2 g/con, 200 con/bể có thể tích 1.000 lít. Tôm thí nghiệm được cho ăn 03 lần/ngày, tỷ lệ cho ăn 3 - 4% sinh khối, lượng ăn được điều chỉnh sau 04 tuần. Các thông số chất lượng nước hàng ngày được theo dõi và duy trì trong khoảng thích hợp trong suốt quá trình nghiên cứu.
Hình 2. Quang cảnh bố trí thí nghiệm (Nguồn: GAA).
Có 04 loại thức ăn (cùng mức 40% protein thô và 9% chất béo): thức ăn đối chứng (ISBM0) chỉ sử dụng hoàn toàn bột cá (300 g/kg) để cung cấp protein; 03 loại thức ăn còn lại sử dụng bột đậu nành cải tiến theo tỷ lệ tăng dần để thay thế bột cá (ISBM-33, ISBM-66 và ISBM-100). Thức ăn sau khi sấy khô được áo bằng dầu cá, bảo quản trong tủ đông để sử dụng trong suốt quá trình thí nghiệm.
Ảnh: feedipedia
Các kết quả của nghiên cứu này cho thấy bột đậu nành cải tiến có khả năng thay thế bột cá được sử dụng làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng. Ngoại trừ tôm ở nghiệm thức ISBM-66 có trọng lượng cuối thấp hơn so với thức ăn đối chứng, các loại thức ăn còn lại khác nhau không có ý nghĩa về chỉ tiêu này.
Bên cạnh đó, các chỉ tiêu EPA, DHA, các acid béo omega-3 cũng như tỷ lệ omega-3/omega-6 ở cơ đuôi của tôm khác biệt không có ý nghĩa giữa các nhóm tôm thí nghiệm. Điều này cho thấy bột đậu nành cải tiến có thể thay thế hoàn toàn bột cá như là nguồn cung cấp các acid béo omega-3 và không làm thay đổi chất lượng thịt tôm.
Dựa trên các kết quả về hiệu quả sản xuất, đặc biệt là phân tích tương quan hồi quy bậc 2 giữa trọng lượng cuối và tăng trọng của tôm thí nghiệm, mức thay thế tối ưu bột đậu nành đã được xác định là từ 89,13 - 95,56%. Từ đó, nghiên cứu này cho thấy có thể thay thế 100% bột cá bằng bột đậu nành cải tiến trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng mà không ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm hoặc hiệu quả sản xuất, góp phần nuôi bền vững đối với loài tôm này
ĐÀO MINH
Theo tepbac.com
Nước là môi trường sống của tôm, nếu môi trường nước bị thay đổi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý, khả năng bắt mồi của tôm ...
Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân...
Tôm lỏng ruột, thức ăn không đầy ruột, trống ruột trên tôm thẻ chân trắng làm tôm ăn yếu, tăng trưởng chậm, thời gian nuôi kéo dài, FCR cao...
Câu hỏi đặt ra cho người nuôi thuỷ sản đó là, mục đích của việc dùng kháng sinh lần này, đợt này là gì? Bà con phòng bệnh, hay trị bệnh?
Khâu lựa chọn con giống là một trong những khâu quan trọng của quá trình nuôi tôm, bởi chất lượng tôm là một yếu tố quyết định chính cho sự thành công
Trong thực tế, tôm được nuôi ở điều kiện ao, hồ nuôi, yếu tố môi trường, tình trạng sức khỏe hay tình trạng bệnh…
Bài viết này sẽ đưa ra giải pháp để quản lý và xử lý nước thải từ hệ thống ao nuôi tôm thâm canh, đảm bảo nguồn nước sau khi đi qua hệ thống...
Mưa bão là một thách thức đáng kể cho người nuôi tôm. Lượng mưa làm thay đổi nhanh chóng điều kiện ao nuôi và gây ra một chuỗi các sự kiện biến động
Việc nuôi tôm ở môi trường độ mặn thấp chi phí nuôi cao, chăm sóc tôm có khó khăn, tôm nuôi thường hao hụt sản lượng cũng như tôm hay bị bệnh mềm vỏ
Độ mặn của nước rất quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến sự tồn tại, phát triển và giúp duy trì các chức năng sinh lý, sinh trưởng của tôm