NT-Kỹ thuật cải tạo ao, đầm để vụ nuôi đạt kết quả cao
Tích tụ dưới đáy và xung quanh bờ ao sẽ làm ô nhiễm môi trường ao nuôi, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh ảnh hưởng xấu tới tốc độ sinh trưởng...
2018-01-28 09:50:00
Muốn giữ được nguồn cá giống tốt qua mùa đông, nhất là với một số giống cá có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, khả năng chịu rét kém như cá chim trắng, cá rô phi, cá trôi Ấn Độ... Người ương nuôi cá giống lưu qua mùa đông cần làm tốt một số biện pháp kỹ thuật như sau:
- Chọn ao nuôi giữ giống qua đông: Nên chọn ao nuôi ở những khu vực khuất gió Đông Bắc, có cây cối hoặc nhà, đồi, núi che chắn, ao có diện tích 2 - 5 sào Bắc Bộ, mức nước 1,5 - 2,0m, có nguồn nước bổ sung ổn định, chủ động, thuận lợi cho việc cấp thoát nước (tránh dùng những ao ở xa khu dân cư hoặc ở ngoài cánh đồng).
- Bờ ao cần tu bổ chắc chắn, không rò rỉ, bờ phía đông nên để thoáng đãng, không bị cây che ánh sáng mặt trời. Nếu ao phía hướng Đông Bắc nên đào sâu 0,5m so với mặt đáy ao để làm nơi cho cá trú ngụ trong mùa rét.
- Trước khi vào vụ đông phải chăm sóc cho cá béo khỏe, đạt cỡ giống từ cấp 11 (dài 6-8cm) trở lên.
- Những ngày nắng ấm, nhiệt độ nước trên 180C, tranh thủ cho cá ăn thức ăn tinh và bón phân chuồng kết hợp với phân vô cơ để duy trì màu nước cho ao.
- Khi nhiệt độ nước xuống dưới 180C, ngừng cho cá ăn và ngừng bón phân. Thức ăn tinh cho cá nên chọn những loại tinh bột giàu năng lượng như bã đậu, bột đậu tương nghiền, cám gạo, cám công nghiệp...
- Khi trời rét kéo dài, nhiệt độ nước xuống thấp 8 - 140C, người nuôi chủ động nâng cao mức nước ao từ 1,5 - 2,0m, dùng bèo tây phủ 1/3 diện tích mặt ao về hướng Đông Bắc.
Kết hợp dùng rơm rạ bó thành những bó nhỏ thả xuống các góc ao và xung quanh bờ ao để tạo chỗ trú cho cá, giúp cá chống rét; khi rơm rạ đã phân hủy, cần vớt lên thay bằng lượt rơm rạ khác. Do đặc tính một số loài cá như cá chim trắng, rô phi, trôi Ấn Độ có xuất xứ từ xứ nóng nên để lưu được cá giống qua đông, cần làm tốt công tác chống rét cho cá.
- Luôn giữ mực nước trong ao nuôi ổn định. Định kỳ 2 tuần 1 lần bón vôi khử trùng cho ao với liều lượng 1kg vôi bột/100 m3 ao để cải tạo chua và kìm hãm các loại vi khuẩn gây bệnh cho cá.
- Riêng cá chim trắng nuôi qua đông rất dễ bị mắc bệnh nấm thủy mi ở nhiệt độ nước dưới 20 độ C. Vì vậy, trong thời gian trú đông nên hạn chế đánh bắt, tránh làm cho cá bị sây xát, đồng thời phải nâng cao mức nước ao nuôi lên tới 2,5m để giữ ổn định nhiệt độ nước trong ao nuôi. Nếu có điều kiện, lưu giữ cá chim trắng giống với số lượng nhiều nên đầu tư kinh phí làm nhà nâng nhiệt để giữ nhiệt độ ổn định cho ao nuôi.
Theo TT Khuyến nông quốc gia
Tích tụ dưới đáy và xung quanh bờ ao sẽ làm ô nhiễm môi trường ao nuôi, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh ảnh hưởng xấu tới tốc độ sinh trưởng...
Cá trắm cỏ là một trong những đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để vụ nuôi thành công thì việc nắm vững các biện pháp phòng...
Stress là hiện tượng thường gặp trong nuôi trồng thủy sản. Khi bị stress, cá sẽ giảm sức đề kháng, dễ nhiễm bệnh.
Hàng chục năm qua, từ một bộ đội giải ngũ, chí thú với cửa hàng sửa xe trước nhà, ông Nguyễn Kim Hùng (Gia Bình, Bắc Ninh) đã trở thành...
Cá trắm cỏ là đối tượng nuôi dễ mắc nhiều bệnh. Đặc biệt là bệnh xuất huyết, dẫn đến chết hàng loạt nếu không điều trị kịp thời.
Nghiên cứu cho thấy Polyphenol chiết xuất từ quả táo có khả năng tăng cường miễn dịch và kháng lại mầm bệnh trên cá trắm cỏ.
Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ cần quan tâm đến những tập tính đặc biệt của loài này để có thể cho năng suất cao mang lại lợi nhuận cho người nông dân.
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trong thành phần dinh dưỡng của các loài động vật thủy sản, nhất là trong mô hình nuôi thâm canh
Những năm gần đây, một số vùng nuôi thủy sản lồng bè trọng điểm trên sông Đuống, sông Thái Bình; sông Cái Vừng (An Giang); sông La Ngà (Đồng Nai)...
Chi phí thức ăn luôn chiếm một vị trí rất lớn quyết định đến thành bại trong nuôi trồng thủy sản.