NT-Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật nuôi cá đối mục
Cá đối mục (Mugil cephalus) là đối tượng đã được nuôi trong các ao nuôi tôm suy thoái, bị bỏ hoang và bước đầu cho thấy những hiệu quả tích cực
2021-04-20 16:01:52
Cá tai tượng vốn được thị trường ưa chuộng vì thịt thơm ngon. Loài này lại dễ nuôi và nguồn thức ăn cũng dễ kiếm nên có thể giúp người nông dân kiếm bộn tiền
Cá tai tượng có khả năng thích nghi đặc biệt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Ảnh: Internet
Cá tai tượng là một loài cá xương nước ngọt sống ở vùng nước lặng, nhiều cây thuỷ sinh, phân bố ở vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam. Đây là loài cá đặc trưng cho vùng nhiệt đới. Đây là loài cá có khả năng thích nghi đặc biệt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Cá tai tượng sống ở ao hồ, đầm nước ngọt cá có cơ quan hô hấp nên cá sống được ở nước tù, thiếu oxy. Cá tai tượng sống được ở nước lợ. Khả năng chịu lạnh của cá kém nhưng khả năng chịu nóng tốt hơn. Cá tai tượng thuộc nhóm cá ăn tạp và thiên về thực vật như các loại rau, bèo.
Theo ông Trần Trung (trang trại cá Vạn Hoa, Nam Định), với cá tai tượng để nuôi hiệu quả phải biết tập tính ăn của cá, thường xuyên cung cấp rau xanh cho cá. Loài cá này lớn khá nhanh, bán được giá, thị trường có nhu cầu cao.
Tuy nhiên cá sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ nước 22-30°C, ở nhiệt độ thấp hơn cá thường hay bị bệnh. Khả năng chịu lạnh của cá tai tượng kém hơn, nhưng khả năng chịu nóng lại cao hơn.
Ao nuôi phải có nguồn nước tốt, dồi dào không bị ô nhiễm, có thể cung cấp suốt thời gian nuôi. Cải tạo ao: dọn sạch bùn, cây cỏ mục, lấp các hạng của mọi, tu sửa bờ ao có lưới chắc chắn, bờ cao hơn mực nước cao nhất 0,5m, chặt bỏ cây để không che quá 25% diện tích mặt nước. Có thể sử dụng mương vườn, liếp rẫy có mặt nước từ 100 đến vài ngàn mét vuông để nuôi cá. Mức nước sâu từ 1 – 2m. Sau khi đă vét bùn, bón vôi bột 10 – 15kg/100 m2 ao.
Khi chọn cá giống cần chọn cá đều cỡ khoẻ mạnh, không bị xây xát, bị dị tật hoặc mang bệnh. Mật độ nuôi: 3-10 con/m2. Sau 1 tháng ương cá tai tượng lớn thành cá giống và chuyển dần sang ăn thực vật là chính, giai đoạn đầu cho cá ăn thực vật nhỏ như; bèo cám, hoa đậu lá cải, lá rau muống,... Cá lớn hơn ăn hầu hết các loại rau, thực vật thủy sinh, phế phẩm nhà bếp. Nên có thức ăn tinh kèm theo rau, cá sẽ lớn nhanh hơn.
Ao nuôi cần thay nước thường xuyên. Vứt bỏ rau xanh mà cá ăn dư, cho rau mới vào. Nước được thay hàng tuần, tối thiểu nửa tháng/lần, nước phải sạch, tốt, có màu xanh lá chuối non. Giữ mức nước ổn định ở ao nuôi từ 1,2-1,5m.
Theo 2lua.vn
Cá đối mục (Mugil cephalus) là đối tượng đã được nuôi trong các ao nuôi tôm suy thoái, bị bỏ hoang và bước đầu cho thấy những hiệu quả tích cực
Thao tác đánh bắt phải nhẹ nhàng, dụng cụ phải trơn nhẵn, mắt lưới vợt không được quá thô ráp làm cá bị sây sát...
Đây là bệnh xuất huyết và thận biến đổi. Bụng sưng to và có trường hợp bụng căng phồng ra. Các vây đều xuất huyết.
Cá chạch lấu còn gọi là theo nhiều tên khác nhau như; cá chạch bông, chạch làn, chạch chấu, đây là loại cá sống ở môi trường nước ngọt...
Các phương pháp áp dụng trong việc sử dụng thuốc, hóa chất cần phải được điều chỉnh phù hợp, nhưng nhìn chung khi xử lý cần tuân thủ theo nguyên tắc.
Bệnh trên cá thường do vi khuẩn gây ra, do đó bà con cần nắm vững các biện pháp phòng, trị bệnh hiệu quả.
Trong quá trình nuôi, cá chình thường gặp phải rất nhiều bệnh do ký sinh trùng gây ra làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
Cá chiên là đối tượng thủy đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, một trong số các loài cá được xếp vào “ngũ quý”.
Nghiên cứu cho thấy cá trê vàng nuôi ở mật độ cao trong hệ thống nuôi tuần hoàn đem lại năng suất cao, giúp giảm thiểu chi phí trong quá trình nuôi.
mô hình nuôi kết hợp giữa cá chạch lấu và cá heo trong ao đất, bước đầu mang lại lợi nhuận khá cao. Đây là một kỹ thuật nuôi trồng khá đơn giản...