NT-Những lưu ý nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn trong nuôi tôm
Nước là môi trường sống của tôm, nếu môi trường nước bị thay đổi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý, khả năng bắt mồi của tôm ...
2019-08-23 14:43:11
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bà con chú ý các bước sau đây nuôi trồng thủy sản thành công.
1. Phương pháp phòng bệnh tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản:
a. Cải tạo và vệ sinh môi trường nuôi
- Chuẩn bị ao: Đối với các khu vực nuôi thâm canh (công nghiệp) ao nuôi chiếm 60% diện tích, ao lắng chiếm từ 20-25% diện tích, ao xử lý nước thải 15-20% diện tích. Độ sâu ao phù hợp với từng đối tượng nuôi duy trì mức nước từ 1,0-1,5m.
- Tẩy độc cho ao: Tát nước, vét bùn dưới đáy ao, tu sửa lại bờ ao. Dùng vôi khử trùng ao (liều 7-10kg/100m2). Sau đó phơi nắng 1 tuần mới thả cá, tôm ương nuôi.
- Tạo màu nước cho ao nuôi bằng men vi sinh.
- Trước khi thả giống kiểm tra pH từ 7-8,5.
b. Tăng cường chăm sóc quản lý
- Chọn giống thả: Giống thả mới hoặc bổ sung phải được kiểm dịch và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, nên mua ở những nơi có uy tín, tin cậy thả đúng mật độ.
- Tẩy trùng cho vật nuôi: Khi nhập giống về nuôi, trước khi thả nên tắm bằng Formalin 200-300 ppm thời gian 30-60 phút và có sục khí.
- Thả giống đúng mùa vụ, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm không quá 5oC (thường sau thanh minh - áp dụng cho nuôi tôm).
- Tẩy trùng nơi cho ăn: Vôi 2-4 kg/túi treo quanh chỗ cho ăn và cống lấy nước, thay túi sau 5 - 7 ngày. Khử trùng dụng cụ, quần áo lội ao dùng TCCA 10-20g/m3 để ngâm ít nhất 1 giờ và rửa sạch mới dùng.
- Trong quá trình nuôi: Định kỳ 2 lần/tuần bổ sung Vitamin C với liều 40g/100kg trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho vật nuôi và hằng tháng dùng vôi bột khử trùng ao với liều lượng 1,5kg/100m2.
2. Trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản:
Thường xuyên kiểm tra ao nuôi để phát hiện những thay đổi bất thường của thủy sản nuôi như: thức ăn thừa nhiều, thay đổi tập tính hoạt động, biểu hiện bất thường của vật nuôi. Khi phát hiện báo cáo ngay cho thú y xã hoặc thú y huyện để xác minh đúng nguyên nhân gây bệnh từ đó đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, phù hợp. Sử dụng hóa chất, kháng sinh, chế phẩm sinh học đúng liều lượng. Không sử dụng hóa chất và kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản.
- Xử lý môi trường ao nuôi để diệt mầm bệnh bằng một trong các chế phẩm khử trùng sau: Vina aqua với ao nuôi tôm 1 lít/5.000m3 nước, ao nuôi cá 1 lít/6.000-8.000m3 nước dùng 2 ngày liên tục; Vinadin 600 dùng 1 lít/6.000-7.000m3 nước liên tục 2-3 ngày; TCCA 0,5-0,8g/m3 nước dùng liên tục trong 2 ngày.
- Tăng cường sức khỏe cho vật nuôi bằng các loại thuốc bổ: Vitamin A, B, C, D3, K3, PP, khoáng chất và các acid amin thiết yếu./.
Theo baonamdinh.com.vn
Nước là môi trường sống của tôm, nếu môi trường nước bị thay đổi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý, khả năng bắt mồi của tôm ...
Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân...
Tôm lỏng ruột, thức ăn không đầy ruột, trống ruột trên tôm thẻ chân trắng làm tôm ăn yếu, tăng trưởng chậm, thời gian nuôi kéo dài, FCR cao...
Câu hỏi đặt ra cho người nuôi thuỷ sản đó là, mục đích của việc dùng kháng sinh lần này, đợt này là gì? Bà con phòng bệnh, hay trị bệnh?
Khâu lựa chọn con giống là một trong những khâu quan trọng của quá trình nuôi tôm, bởi chất lượng tôm là một yếu tố quyết định chính cho sự thành công
Trong thực tế, tôm được nuôi ở điều kiện ao, hồ nuôi, yếu tố môi trường, tình trạng sức khỏe hay tình trạng bệnh…
Bài viết này sẽ đưa ra giải pháp để quản lý và xử lý nước thải từ hệ thống ao nuôi tôm thâm canh, đảm bảo nguồn nước sau khi đi qua hệ thống...
Mưa bão là một thách thức đáng kể cho người nuôi tôm. Lượng mưa làm thay đổi nhanh chóng điều kiện ao nuôi và gây ra một chuỗi các sự kiện biến động
Việc nuôi tôm ở môi trường độ mặn thấp chi phí nuôi cao, chăm sóc tôm có khó khăn, tôm nuôi thường hao hụt sản lượng cũng như tôm hay bị bệnh mềm vỏ
Độ mặn của nước rất quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến sự tồn tại, phát triển và giúp duy trì các chức năng sinh lý, sinh trưởng của tôm