NT-Kỹ thật nuôi cá trong ao nước tù đạt hiệu quả cao
Nuôi cá nước ngọt trong ao tù đã được áp dụng khá phổ biến từ rất lâu. Thông thường, để vụ nuôi đạt năng suất cao nhiều bà con thường chọn giải pháp nuôi ghép...
2018-12-27 16:18:17
Nuôi ghép cá trắm và cá rô phi tại vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Để giúp việc nuôi ghép cá trắm cỏ và rô phi bằng lồng thành công người nuôi cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nơi đặt lồng nên chọn nơi có nguồn nước thông thoáng, sạch sẽ, không bị nhiễm phèn, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp...
- Chọn cá giống đồng đều kích cỡ, khoẻ mạnh không xây xát, không mất nhớt, không dị tật, bơi lội nhanh nhẹn.
- Nguồn giống để thả nuôi nên là nguồn giống được ương tại vùng đầm phá để đảm bảo con giống thích nghi với điều kiện môi trường vùng nuôi, vận chuyển gần ít bị xây xát do đó tỉ lệ sống sẽ cao hơn.
- Người nuôi nên bố trí lồng ương tại khu vực nuôi, ương cá giống cỡ nhỏ để giảm chi phí đầu tư con giống. Khi cá lớn lên sẽ phân đàn lọc cá để sang mật độ và đưa sang các lồng nuôi lớn hơn để nuôi thương phẩm.
- Vì nuôi ở vùng nước tĩnh ở đầm phá nên người nuôi cần nuôi với mật độ thấp, cá trắm cỏ (cỡ giống thả 1kg/con) nên thả với mật độ 1 – 2 con/m2. Thả thêm cá rô phi cỡ 6 – 8 cm với mật độ 2 – 3 con/m2 để cá rô phi dọn sạch thức ăn dư thừa, chất thải của cá trắm làm cho môi trường lồng sạch hơn.
- Thời gian thả cá vào sáng sớm hoặc buổi chiều, tốt nhất: buổi sáng: 6 - 8 giờ, buổi chiều: 17 - 18 giờ. Tránh thả cá vào giữa trưa, trời sắp mưa và những ngày mưa lớn kéo dài.
- Cho ăn:
+ Đối với cá trắm cỏ: sử dụng thức ăn là nguồn rong tự nhiên có sẵn trong đầm phá, nếu không đủ rong cần cắt thêm cỏ hoặc trồng cỏ để cung cấp thức ăn. Nên cho cá trắm cỏ ăn hằng ngày, thức ăn phải đảm bảo lượng 30 – 40 kg/100 kg cá (30 – 40% trọng lượng cá/ngày) cá mới nhanh lớn.
+ Đối với cá rô phi:chủ yếu sử dụng thức ăn từ nguồn phân thải của cá trắm cỏ và thức ăn dư thừa nhằm làm sạch môi trường lồng nuôi.
+ Cho ăn theo nguyên tắc 3 xem, 4 định; 3 xem: xem khí hậu thời tiết, xem màu nước, xem tình trạng sức khỏe của cá; 4 định: định số lượng, định chất lượng, định thời gian và định địa điểm.
- Trước khi thả và sau một đợt thu hoạch: Đem lồng lên cạn, dùng vôi quét mặt trong và ngoài lồng, phơi khô 1 – 2 ngày
- Trong quá trình nuôi, định kỳ mỗi tuần 2 lần vệ sinh, cọ rửa các tạp chất bám ở trong và ngoài lồng.
- Hàng ngày cho cá ăn thức ăn sạch, trước khi cho ăn vớt bỏ thức ăn thừa trong lồng.
- Treo túi vôi (2 – 3kg/túi) đầu nguồn nước để làm sạch nguồn nước và phòng bệnh cho cá. Định kỳ 7 – 10 ngày, hoà tan 2 –3 kg vôi tạt trong lồng và khu vực nuôi để phòng bệnh cho cá, làm sạch môi trường
- Dùng lá xoan bó thành từng bó (2-4 kg/bó), treo 4 bó ở góc lồng để phòng bệnh cho cá. Sau 7 – 10 ngày thay các bó khác.
- Thường xuyên kiểm tra lưới lồng, cọc tre, miệng lưới để xem lưới có bị rách hay không tránh trường hợp thất thoát cá.
Theo tepbac.com
Nuôi cá nước ngọt trong ao tù đã được áp dụng khá phổ biến từ rất lâu. Thông thường, để vụ nuôi đạt năng suất cao nhiều bà con thường chọn giải pháp nuôi ghép...
Bài viết đúc kết từ thực tế sản xuất và tổng hợp từ các nguồn tài liệu để cung cấp cho bà con nông dân một số biện pháp phòng trị bệnh do nấm và virus gây ra...
Trong điều kiện chuyển mùa từ Xuân sang hạ, các loại bệnh, dịch bệnh trên cá nước ngọt thường phát sinh phát triển rất mạnh ở MB nước ta và thường gây thiệt hại...
Cá giống thường xuất hiện dấu hiệu sớm nhất là vây đuôi chuyển ḿàu đen, bề ngói thân ḿàu tối đen, hai bên cơ lưng có thể xuất hiện hai giải sọc màu trắng.
Cá Trắm cỏ là loại nhạy cảm với môi trường nuôi hay mắc bệnh và dễ lây nhiễm bệnh gây thiệt hại cho người nuôi.
Cá trắm giòn có chất lượng thịt rắn chắc, thơm ngon, có độ giòn hấp dẫn mà cá trắm cỏ bình thường không có được.
Cá trắm cỏ là loài cá có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường, chúng sống được trong môi trường lưỡng tính. Thích ứng với nhiệt độ từ 13 – 32 độ C...
Tuy nhiên, việc biến đổi khí hậu ngày càng trở nên phức tạp, môi trường nuôi bị ô nhiễm trầm trọng, bệnh trên cá mỗi ngày càng phát triển...
Cá trắm đen là loài cá nước ngọt đặc sản, thịt cá có hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngon và đặc biệt có một số tác dụng tốt trong y học...
Chúng ta có thể sử dụng ao có sẵn hoặc ao mới đào để nuôi Trắm đen. Diện tích và hình dạng ao tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình, có thể từ vài trăm m2...