Các biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản
Dự báo mùa đông năm nay sẽ khắc nghiệt, rét đậm, rét hại kéo dài, thậm chí xuất hiện hiện tượng tiêu cực như sương muối, băng giá và mưa tuyết...
2019-11-11 17:24:37
Thời điểm hiện tại, bệnh bạc lá gây hại lúa đã bắt đầu xuất hiện, gây hại mạnh trên các giống nhiễm tại các vùng có ổ bệnh cũ.
Trà lúa Mùa sớm đang trong giai đoạn phân hóa đòng- ôm đòng; trà chính vụ, muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh – đứng cái, phân hóa đòng. Đây là giai đoạn hết sức mẫn cảm, kết hợp với thời tiết nóng ẩm, có mưa rào và dông có khả năng làm bùng phát bệnh bạc lá gây hại nặng trên lá đòng, ảnh hưởng lớn đến năng suất nếu không có biện pháp phát hiện sớm, phòng trừ kịp thời hiệu quả.
Để thực hiện tốt công tác phòng trừ bệnh bạc lá gây hại trên lúa cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh. Đặc điểm nhận biết bệnh bạc lá như sau:
- Triệu chứng: Bệnh xuất hiện trên phiến lá, đầu tiên thường ở hai bên mép lá phía trên, sau lan dần vào giữa lá. Khi mới xuất hiện, vết bệnh có màu xanh đậm, khi gặp nắng vết bệnh héo đi, tế bào chết dần tạo thành vết dài màu trắng xám, rìa vết bệnh có hình gợn sóng. Khi thời tiết ẩm hay sáng sớm, trên vết bệnh có giọt dịch màu trắng đục, lúc khô có màu vàng hoặc nâu chứa vi khuẩn. Bệnh nặng có thể làm khô cháy toàn bộ phiến lá.
Hình ảnh cây lúa bị bệnh bạc lá
- Nguyên nhân và quy luật phát sinh, phát triển: Đây là bệnh do vi khuẩn, vi khuẩn xâm nhập vào cây qua các vết thương cơ giới.
Các giống lúa lá to bản, lá mềm, các ruộng bón phân không cân đối thường bị bệnh nặng.
Bệnh thường phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao, khi có mưa gió tạo vết thương cơ giới, nguồn bệnh tồn tại trong hạt giống, trong đất, ký chủ phụ...
2. Rà soát cơ cấu giống lúa, phân vùng giống nhiễm sâu bệnh...
Khu vực gieo cấy các giống dễ bị nhiễm bệnh như: Nhị ưu 838, BC15, TBR 225, TH3-3, TH3-4... cần được kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm, phòng trừ kịp thời.
3. Khi phát hiện bệnh, cần xử lý sớm để tăng hiệu quả phòng trừ và phòng chống lây lan
- Những ruộng bị bệnh cần giữ mực nước từ 3-5cm, tạm dừng bón đạm hoặc phun phân bón lá có chứa đạm hay chất kích thích sinh trưởng.
- Tranh thủ thời tiết thuận lợi, chỉ đạo phun trừ kịp thời bằng một trong các thuốc: Lino Oxto 200WP; Starner 20WP; Norshield 86.2WG; Apolits 20WP, 30WP, 40WP; Aliette 800 WG; Starsuper 10SC, 20SL, 20WP, 21SL, 60WP; Supervery 50WP… hay những thuốc khác có trong danh mục được sử dụng tại Việt Nam có đăng ký trừ đối tượng này. Phun theo hướng dẫn in trên bao bì.
- Đối với những ruộng bệnh nặng cần phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 2-3 ngày, những ruộng phun xong gặp mưa cần tiến hành phun lại.
Hồng Minh
Theo khuyennongvn.gov.vn
Dự báo mùa đông năm nay sẽ khắc nghiệt, rét đậm, rét hại kéo dài, thậm chí xuất hiện hiện tượng tiêu cực như sương muối, băng giá và mưa tuyết...
Phân bón hữu cơ là dạng phân bón có nguồn gốc đa dạng, chủ yếu được chia thành 5 nhóm chính: nhóm nguồn gốc từ động vật, nhóm nguồn gốc từ thực vật..
Một số loại côn trùng được xem là có lợi là loài thiên địch, giúp bà con bảo vệ cây trồng, mùa màng.
Trong các loại phân bón thì các loại phân đơn như đạm U-rê, S.A, Clo-rua A-môn, Supe Lân và Lân nung chảy là khó làm giả hơn và tương đối dễ nhận biết
Bón đúng loại vôi: Có 3 loại vôi chính dùng để bón cải tạo đất: bột đá vôi (CaCO3), vôi nung (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2)...
Sự thiếu hụt kali của cây thể hiện khá rõ ở lớp lá già. Mép lá bị cháy quăn lại. Cháy từ đỉnh lá dọc theo 2 mép lá, lan rộng vào trong phiến lá...
Khác với bệnh hại cây trồng, sâu hại là những đối tượng sinh vật bằng mắt thường có thể nhìn rõ nên ta biết khi chúng xuất hiện trên ruộng đồng.
Nếu thừa phân đạm, cây lúa có màu xanh đậm. Cây lúa thường mọc um tùm, đẻ nhánh muộn và không tập trung. Thân cây lúa thường yếu, có nguy cơ đổ ngã
HBO2 là giống lúa lai F1, có thời gian sinh trưởng siêu ngắn ngày. HBO2 cho gạo rất đẹp, không bạc bụng, hạt thon dài; cơm mềm, ngon.
Việt Nam có 3,8 triệu ha đất lúa thì có tới 2 triệu ha là đất phèn, chiếm hơn 50% diện tích lúa và là tác nhân hạn chế chủ yếu năng suất lúa.