CS-Những lưu ý khi trồng sầu riêng bà con cần biết
Việc trồng cây sầu riêng không phải khó, mà cũng không phải dễ. Để đạt được chất lượng và năng suất như mong đợi, người canh tác cần nắm rõ kỹ thuật.
2020-04-18 14:08:32
Sầu riêng đang là cây trồng đem lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân. Chính vì vậy, những năm gần đây, cây sầu riêng đã được trồng với diện tích khá lớn tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Việc phát triển “nóng” diện tích cây sầu riêng một cách tự phát, không theo quy hoạch đã làm phát sinh nhiều loại dịch bệnh. Một trong những loại dịch bệnh nguy hiểm nhất trên cây sầu riêng hiện nay là bệnh vàng lá thối rễ.
1. Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng do nấm Phytophthora sp. gây ra. Nấm thường phát triển mạnh trong mùa mưa.
- Bệnh vàng lá thối rễ có thể gây hại ở bất kỳ độ tuổi nào của cây.
- Nếu trồng sầu riêng ở mật độ cao, trồng thấp khiến nước đọng ở gốc và bón phân thừa đạm thì chắc chắn bệnh sẽ phát triển mạnh.
Cây sầu riêng bị bệnh vàng lá thối rễ
2. Triệu chứng
Trên lá: Lá nhỏ, chuyển từ màu xanh sang xanh nhạt hoặc vàng, tán lá thưa dần, ít ra lá mới và nhiều cành nhỏ trên ngọn bị héo chết.
Trên thân: Có hiện tượng chảy nhựa trên bề mặt vỏ cây, nhựa có màu nâu.
Trên rễ: Nếu đào xung quanh vùng rễ sẽ thấy các rễ bị thối có màu nâu đen, dễ gãy và khô. Cây bị nhiễm bệnh không ra rễ tơ.
3. Biện pháp phòng và trị bệnh
a. Phòng bệnh
- Chọn cây giống sạch bệnh.
- Không nên trồng sầu riêng với mật độ cao. Mật độ thích hợp là 120 cây/ha.
- Tỉa cành, tạo tán sau mỗi vụ thu hoạch để vườn sầu riêng thông thoáng.
- Trước và sau mỗi mùa mưa cần bón vôi bột để cân bằng pH đất trồng cũng như diệt trừ nấm trong đất.
- Không phủ kín gốc trong mùa mưa. Trong vườn cần có hệ thống thoát nước thật tốt.
- Trước mùa mưa nên tiến hành quét vôi hoặc nước thuốc Bordeaux 5% quanh gốc, cao từ 70 - 90 cm để hạn chế sự lây nhiễm nấm.
- Sử dụng phân chuồng hoai mục ủ với nấm đối kháng Trichoderma để bón cho cây.
b. Trị bệnh
- Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện sớm cây bị bệnh, từ đó có biện pháp trị bệnh kịp thời.
- Khi cây sầu riêng có dấu hiệu bị bệnh, bà con cần sử dụng thuốc trừ bệnh có các gốc hoạt chất sau: CYMOXANIL + MANCOZEB + METALAXYL hoặc FOSETYL ALUMINIUM hoặc PHOSPHOROUS ACID để tưới vùng rễ và phun lên tán cây. Nồng độ và cách sử dụng theo khuyến cáo ghi trên bao bì. Thực hiên khoảng 2 - 3 lần, các lần cách nhau 10 - 15 ngày.
Cổng Nông Dân
Việc trồng cây sầu riêng không phải khó, mà cũng không phải dễ. Để đạt được chất lượng và năng suất như mong đợi, người canh tác cần nắm rõ kỹ thuật.
Khi trồng sầu riêng, để đạt được sản lượng cao thông qua việc sử dụng hợp lý quỹ đất, bà con thường có ý tưởng trồng xen canh...
Bộ rễ là cơ quan quan trọng đối với cây trồng, giúp cho cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, đồng thời là cơ quan tiếp nhận thức ăn từ đất...
Các bệnh do đất gây ra là các bệnh gây ra bởi mầm bệnh sống trong đất và xâm lấn cây trồng từ rễ hoặc thân của cây trồng khi có điều kiện thích hợp.
Sau thời gian nỗ lực giải độc mặn cho sầu riêng qua mùa hạn mặn, nhà vườn ngán ngẩm khi sầu riêng lại héo lá khi có mưa.
Giữ cỏ trong vườn là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và nâng cao chất lượng đất.
Cây bị bệnh vàng lá thối rễ là nguyên nhân do các trủng nấm gây nên, rất khó để chữa trị bệnh, dẫn đến cây bị chết.
Nhiều vườn sầu riêng có hiện tượng rụng trái hàng loạt, khiến người trồng không khỏi lo lắng về năng suất, sản lượng.
Sầu riêng bị "sượng" là một trở ngại, nổi băn khoăn rất lớn của nhà vườn trồng sầu riêng và gây thiệt hại nhiều về kinh tế.
Sâu riêng được biết đến là cây rất nhạy cảm với độ mặn. Khi độ mặn ở 0,2%o đã gây thiệt hại.