CS-Biện pháp giải độc cho cây trồng sau ngập úng, lũ lụt
Làm thế nào để phục hồi vườn cây ăn quả sau mưa bão? Cách khắc phục cây bị chết sau mưa lũ như thế nào?
2020-02-11 15:30:02
Bệnh do nấm gây hại.
1. Triệu chứng:
Bệnh thường xảy ra trên lá, vào giai đoạn sau của cây lúa, sau khi lúa có tim đèn 10 ngày trở về sau. Bệnh bắt đầu từ các lá bên dưới trước, rồi sau mới lan dần lên các lá bên trên. Lúc đầu trên lá xuất hiện một vài đốm màu từ trắng đến vàng nhạt, nhỏ như đầu kim, sau đó vết bệnh lớn dần lên và có hình bầu dục màu vàng cam. Kế đó vết bệnh kéo dài lên chóp lá tạo thành sọc màu vàng cam. Nếu bị nặng cả lá sẽ vàng và khô nhanh. Nhất là giai đoạn trổ bông về sau bệnh phát triển rất nhanh, làm các lá vàng và khô đi trong khi hạt lúa vẫn còn xanh ( triệu chứng này nông dân gọi là chín sớm). Ngoài vết bệnh trên lá, thì vết bệnh cũng có thể xuất hiện trên bẹ. Đặc điểm để phân biệt bệnh vàng lá với các bệnh khác là vết bệnh ban đầu hình bầu dục, màu vàng cam, và các vết bệnh này luôn kéo sọc lên chóp lá tạo thành sọc màu vàng cam trong khi vết bệnh ban đầu vẫn còn và trở nên màu nâu sậm. Nếu bệnh xuất hiện trước khi trổ bông sẽ làm hạt lúa lép lửng và giảm năng suất. Nếu bệnh xuất hiện sau khi lúa trổ thì ảnh hưởng đến năng suất không đáng kể nên trong trường hợp này không cần phải phun xịt.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh
a/ Mùa vụ: Vụ Đông Xuân bệnh thường gây hại nặng hơn vụ Hè Thu và Vụ Mùa
b/ Mật độ sạ: Ruộng sạ quá dày sẽ làm bệnh nặng hơn ruộng sạ vừa phải.
c/ Phân bón: Lượng phân đạm bón vào ruộng càng cao thì bệnh càng nặng, còn thời điểm bón và số lần bón thì không ảnh hưởng đến bệnh. Hai loại phân lân và kali không ảnh hưởng đến bệnh vàng lá.
d/ Mực nước ruộng: Ở ruộng bị ngập nước quanh năm bệnh phát triển nặng hơn.
3/ Biện pháp phòng trị
Vào giai đoạn lúa đứng cái đến trổ cần thăm đồng thường xuyên để sớm phát hiện bệnh. Trước khi lúa trổ bông từ 7-10 ngày và sau trỗ từ 7-10 ngày, có thể sử dụng các thuốc TILT SUPER có chứa hoạt chất sau để phòng bệnh: DIFENCONAZOL và PROPICONAZOLE. Khi lúa có dấu hiệu bệnh, sử dụng các loại hóa chất trên để ngăn chặn bệnh lây lan.
Tổng hợp dongxanhvn.com và vtc16
Làm thế nào để phục hồi vườn cây ăn quả sau mưa bão? Cách khắc phục cây bị chết sau mưa lũ như thế nào?
Đối với cây lúa: Chủ động khơi thông dòng chảy, kiểm tra các bờ kênh, mương, đảm bảo tiêu nước nhanh gọn những khu vực có nguy cơ bị ngập úng,..
Lúa bị đổ, ngã làm tăng chi phí do thu hoạch khó khăn hơn và giảm năng suất, tăng tỷ lệ thất thoát, chất lượng giảm do bị ướt, dính bùn.
Để khắc phục bệnh vàng lá lúa do ngộ độc hữu cơ trong vụ mùa năm 2020, người dân cần nắm rõ kiến thức và thực hiện một số biện pháp sau
Không có gì là toàn diện, vôi cũng thế, nếu hiểu và sử dụng đúng thì phát huy tác dụng tốt, ngược lại cũng có thể gây ra nhiều hệ quả xấu.
Trong quá trình bảo quản, hạt thóc thường bị một số hiện tượng: nấm mốc, lên men, nhiễm sâu mọt, dịch chuyển ẩm trong khối hạt, tự bốc nóng...
Bệnh bắt đầu gây hại nặng từ vụ mùa năm 2017 đến nay tại nhiều tỉnh phía Bắc mà không có thuốc phòng trừ.
Một số giải pháp được khuyến cáo cho nông dân áp dụng để bảo vệ vườn cây ăn quả nhằm hạn chế ở mức thấp nhất thiệt hại do hạn mặn gây ra...
Dự báo mùa đông năm nay sẽ khắc nghiệt, rét đậm, rét hại kéo dài, thậm chí xuất hiện hiện tượng tiêu cực như sương muối, băng giá và mưa tuyết...
Phân bón hữu cơ là dạng phân bón có nguồn gốc đa dạng, chủ yếu được chia thành 5 nhóm chính: nhóm nguồn gốc từ động vật, nhóm nguồn gốc từ thực vật..