CS-Loại mít khủng quả dài gần 1m, một quả chín cả làng ăn no
Đây là một giống mít mới với nhiều ưu điểm vượt trội và cho hiệu quả kinh tế rất cao. Cây con sau khi trồng sau 2 - 3 năm đã có thể cho sai quả...
2020-11-25 16:03:44
1. Nguyên nhân xuất hiện rệp sáp hại na
- Trên cây na thường xuất hiện rệp sáp rất nhiều. Trong quá trình sinh trưởng, rệp sáp luôn sống cộng sinh với kiến. Khi quả na hoặc cành, đọt non bị rệp sáp tấn công thì luôn xuất hiện kiến ngay chỗ đó. Vì trong quá trình sinh trưởng rệp sáp hút các chất dinh dưỡng từ trong quả na và tiết ra mật cho kiến ăn. Ngược lại, kiến cũng có trách nhiệm làm nhiệm vụ bảo vệ rệp sáp để chúng sinh sống.
- Khi dinh dưỡng trong quả na không còn nữa, kiến cũng có trách nhiệm tha rệp đi nơi khác có nguồn dinh dưỡng tốt hơn. Khi rệp sáp tiết ra chất mật nhưng kiến ăn không hết nên còn lớp mỏng còn thừa bám vào mặt vỏ quả, tạo môi trường thuận lợi cho nấm muội đen phát triển. Chính vì vậy tại những nơi dư thừa mật xuất hiện các đốm màu đen.
2. Biểu hiện của cây khi bị rệp sáp tấn công
- Rệp gây hại bằng cách cả con trưởng thành và con rệp non đều bu bám ở trên đọt lá non, trên hoa, trên trái… chích hút nhựa của những bộ phận này. Nếu không phát hiện và phun thuốc diệt trừ kịp thời, rệp có thể làm cho lá non bị vàng úa, khô rụng sớm, trái bị thui chột không lớn được, có khi bị khô cháy. Những trái lớn mới bị rệp gây hại nhiều thì lượng đường giảm, ăn rất lạt.
- Ngoài ra, chất thải của rệp còn chứa nhiều đường mật, tạo thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển, ảnh hưởng rất lớn đến quang hợp của cây.
Rệp sáp gây hại tạo môi trường thuận lợi cho nấm muội đen phát triển
3. Khắc phục hiện tượng rệp sáp hại na
- Nên trồng na với đúng mật độ và khoảng cách trồng na, thường xuyên cắt tỉa cành, tạo tán cho cây na sau mỗi lần thu hoạch để tạo sự thông thoáng cho vườn na.
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và cân đối cho cây na, giúp cây khỏe mạnh hơn. Đặc biệt nên sử dụng phân hữu cơ để hạn chế được sâu bệnh hại tấn công vườn na.
- Nếu phát hiện thấy dưới gốc cây hoặc trên cây na có nhiều kiến đen, kiến rện cần sử dụng thuốc kiến hoặc thuốc sâu để tiêu diệt chúng, hạn chế được kiến cõng rệp di chuyển sang phá hại vườn cây.
- Khi tưới vườn, nên tia vòi nước vào chỗ có nhiều rệp bu bám để rửa trôi bớt rệp và trứng của chúng.
- Nên thu gom những trái, đọt non… bị rệp gây hại quá nhiều đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để tránh rệp lây lan.
- Cần thường xuyên theo dõi vườn, chú ý theo dõi ngay cả khi vườn đang trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Để kịp thời phát hiện sớm rệp sáp gây hại trên thân cây hoặc lá, để có biện pháp phòng và điều trị quả cách hợp lý nhất. Tại vị trí sinh sống của rệp sáp có cả trứng, rệp non các tuổi và có cả các con trưởng thành, nó có khả năng nhân mật độ sinh sống rất nhanh, chính vì vậy cần phát hiện sớm để có biện pháp xử lý.
- Khi phát hiện rệp đã lây lan nhanh và nhiều thì nên sử dụng thuốc phun. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu có các gốc như Abametin hoặc Acetamipro hoặc Buprofezine hoặc Imidachloprid hoặc Deltamethrin,… một trong những gốc trên nên kết hợp với dầu khoáng có gốc Petroleum Oil.
- Ngoài con rệp sáp có màu trắng, thì có một lớp sáp bao bọc bên ngoài các con rệp chính vì vậy, nó chống được các loại thuốc xâm nhiễm vào các con rệp. Cho nên cần phải sử dụng thuốc kết hợp dầu khoáng thì giúp phá tan lớp sáp bảo vệ rệp sáp, để thuốc có tác động dễ hơn. Giúp nâng được hiệu quả của thuốc lên rất nhiều và tiêu diệt triệt để được rệp sáp. Nên phun 2 lần và lần 2 cách lần đầu 7-10 ngày.
Rệp sáp rất nguy hiểm, gây thiệt hại nặng cho cây na nếu không có biện pháp phòng và điều trị bệnh kịp thời. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc phòng và điều trị rệp sáp hại na. Chúc bạn vụ mùa bội thu!
Theo camnangcaytrong.com
Đây là một giống mít mới với nhiều ưu điểm vượt trội và cho hiệu quả kinh tế rất cao. Cây con sau khi trồng sau 2 - 3 năm đã có thể cho sai quả...
Rụng trái non ở dừa được chia làm 3 trường hợp với các nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào biểu hiện bệnh lý của cây dừa...
Nếu chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật sẽ rất dễ ảnh hưởng đến năng suất của những vụ sau, thậm chí một số cây có thể bị chết do nước ngập sâu.
Mỗi tháng nên tỉa cây con 1 lần để giúp cây không bị cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng và hạn chế được sâu bệnh hại với cây mẹ.
Hiện nay có giống chuối đỏ đang được rất nhiều người săn đón bởi giá trị của nó cao hơn rất nhiều so với các giống chuối khác.
Trước khi vào chủ để chăm sóc cây táo, cần phải hiểu rõ được nguyên nhân vì sao cây táo không đậu quả và hay rụng quả non?
Dừa sáp hay còn được gọi là dừa đặc ruột hiện nay được nhiều người tin dùng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Tùy theo tình hình sinh trưởng của cây mà bà con có thể áp dụng một trong những biện pháp trên hoặc áp dụng kết hợp các biện pháp.
Trong thời kỳ mưa bão có rất nhiều cây bị đỗ ngã, chính vì vậy bà con cần chú ý đến cách phòng chống đổ ngã trong mùa mưa.
Dưới đây là một vài bước kỹ thuật trồng cây nho ngón tay cơ bản nhất để những ai quan tâm và ao ước có một vườn nho này tham khảo.