SB-Nhận biết và cách điều trị các loại bệnh trên cây sầu riêng vào mùa mưa
Vào mùa mưa, hai bệnh thường gặp nhất trên cây sầu riêng là thán thư và xì mủ thối thân. Khi xuất hiện đọt non là thời điểm có rầy tấn công...
2020-03-23 15:39:21
Sâu đục trái trên cây sầu riêng là loại sâu bệnh có mức ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trái khi thu hoạch. Bà con cần áp dụng những biện pháp loại bỏ chúng ra khỏi vườn ngay từ khi mới có triệu chứng gây hại.
1. Đặc điểm gây hại
- Sâu có thể phá hại từ khi trái còn non đến khi già sắp chín, nhưng nặng nhất là khi trái bắt đầu có cơm. Sâu gây hại vào lúc trái nhỏ sẽ làm trái bị biến dạng và rụng. Nếu sâu tấn công vào giai đoạn trái đã phát triển thì sẽ làm mất chất lượng của trái.
- Đầu tiên, sâu tấn công vỏ trái sầu riêng. Sau đó, sâu tiếp tục đục vào phía trong trái và tấn công lên phần thịt trái.
- Sâu thường hóa nhộng ngay trên đường đục, (gần bề mặt của vỏ trái) hoặc sâu chui ra ngoài. Chúng nhả tơ, kết thành kén rồi hóa nhộng trong kén ngay giữa các gai của trái. Chu kì này diễn ra khoảng 1 tuần.
- Triệu chứng để nhận biết sầu riêng bị sâu đục trái là xuất hiện từng đám phân màu nâu đậm do sâu thải ra bên ngoài lỗ đục.
- Những giống sầu riêng cho trái dạng chùm thường bị sâu gây hại nhiều hơn loại cho trái đơn.
2. Biện pháp phòng trừ
- Tỉa cành hàng năm để tạo thông thoáng vườn cây.
- Tỉa bớt những trái kém phát triển trong chùm.
- Dùng bao giấy bao trái sau khi thụ phấn khoảng 1 tháng. Biện pháp này mang lại hiệu quả rất cao.
- Bảo vệ các loài thiên địch của sâu đục trái như bọ xít, kiến vàng và nhện để chúng ăn thịt sâu.
- Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm sâu gây hại. Khi thấy có triệu chứng của sâu đục trái thì áp dụng biện pháp sau:
+ Thu gom và tiêu hủy những trái bị sâu gây hại.
+ Khi sâu xuất hiện nhiều, bắt buộc phải dùng thuốc BVTV. Bà con sử dụng một trong những loại thuốc sau: Abatin 5,4 EC, Regent 5SC, Brightin 1.8EC hoặc Sagolex 30EC. Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
Cổng Nông Dân
Vào mùa mưa, hai bệnh thường gặp nhất trên cây sầu riêng là thán thư và xì mủ thối thân. Khi xuất hiện đọt non là thời điểm có rầy tấn công...
Năm nay, tình trạng hạn, xâm nhập mặn tuy không nghiêm trọng như những đợt hạn, mặn lịch sử của mùa khô năm 2015 - 2016 hay 2019 - 2020 nhưng vẫn...
Cháy lá sầu riêng là một trong những hiện tượng phổ biến xuất hiện thường xuyên ở tất cả các giai đoạn từ cây con đến cây trưởng thành.
Với bệnh thối cổ rễ sầu riêng do nấm Phytophthora palmivora gây nên. Sợi nấm và bào tử nấm thường xuyên lưu tồn trong đất, tàn dư thực vật...
Các triệu chứng thiếu dinh dưỡng biểu hiện trên lá cây sầu riêng được mô tả dưới đây đã được cơ quan nghiên cứu hàng đầu thế giới thu thập...
Bắt đầu từ tháng 12 hằng năm, các nhà vườn đều tiến hành chăm sóc đặc biệt cho vườn sầu riêng. Đây là giai đoạn sầu riêng phân hóa mầm hoa...
Muốn sầu riêng ra hoa được tốt, không phải đợi đến khi chuẩn bị cho cây ra hoa mới chăm bón, mà phải bắt đầu từ lúc sau thu hoạch để cây mạnh khỏe.
Bón phân phục hồi vườn sầu riêng là biện pháp kỹ thuật thiết yếu giúp cây hồi phục khả năng sinh trưởng sau thời gian dài mang trái.
Bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng thường tạo một lớp tơ lúc đầu có màu trắng đục, sau đó chuyển sang màu hồng nhạt phát triển xung quanh vỏ cành cây.
Sầu riêng, giống cây trồng khó tính, mang lại thu nhập cao cho nông dân Lâm Đồng, đồng thời cũng đòi hỏi nhiều kỹ thuật chăm bón phức tạp.