SB-Tìm “thủ phạm” khiến cây dừa bị vàng lá
Đặc biệt lá non và lá bánh tẻ thường bị khô cháy ở phần mép lá trước, sau đó ăn sâu vào bên trong gân lá.
2021-10-19 16:21:17
Bệnh đốm sọc lá chuối xảy ra phổ biến ở các vườn, trang trại trồng chuối làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm và còn làm cho cây chuối có thể bị chết.
Bệnh đốm sọc lá chuối. Ảnh: Minh Tuyên.
Bệnh đốm sọc lá chuối (Sigatoka) phổ biến và gây hại ở hầu hết các vùng trồng chuối. Hầu như tất cả các giống chuối đều bị ảnh hưởng bởi bệnh này. Đây là một trong những bệnh hại quan trọng nhất trên cây chuối và là bệnh làm cháy khô lá đầu tiên có ảnh hưởng đến việc trồng chuối toàn cầu.
Triệu chứng:
Ban đầu, vết bệnh là một đốm nhỏ màu nâu đỏ hoặc xanh vàng, có đường kính khoảng 1mm ở mặt dưới lá. Sau đó, vết bệnh kéo dài thành những vệt nhỏ và phát triển dần thành các đốm sọc hẹp màu nâu đỏ, rồi nâu đen.
Vết bệnh chạy dài song song với gân lá, xung quanh vết bệnh có quầng vàng. Giữa vết bệnh có màu xám tro. Các đốm lá thường xuất hiện ở mép lá, đặc biệt trên các lá phía dưới. Về sau, các vết bệnh liên kết lại với nhau và gây ra hiện tượng vàng và khô lá.
Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển:
Bệnh đốm sọc lá chuối - Sigatoka do nấm Mycosphaerella sp.gây ra. Bệnh phát triển mạnh vào những tháng có thời tiết nóng ẩm, có nhiều mưa gió hay nhiều sương mù, ẩm ướt. Bệnh cũng phát triển mạnh trong các vườn trồng mật độ cao, tiêu nước kém, bón thừa đạm, nhưng thiếu kali, canxi và phân hữu cơ, vườn nhiều sâu chích hút như rầy rệp, vườn có nhiều cỏ dại, rậm rạp…
Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh tàn tích cây trồng vụ trước cây dại quanh vườn trước khi trồng.
- Sử dụng các giống kháng bệnh.
- Trồng với mật độ thích hợp, không trồng quá dày.
- Chế độ tưới và tiêu nước thích hợp, nhất là tiêu nước trong mùa mưa.
- Thường xuyên cắt tỉa lá bị bệnh, lá khô đem ra khỏi vườn để tiêu hủy.
- Luôn giữ vườn sạch cỏ dại để vườn được thông thoáng.
- Bón phân cân đối hợp lý, tránh dư đạm, bổ sung phân hữu cơ. Tăng cường sử dụng SPC-K và SPC-CAL để tăng sức kháng bệnh.
- Phòng trừ kịp thời các loại sâu chích hút trên vườn chuối.
- Khi bệnh chớm xuất hiện trên vườn thì sử dụng các thuốc của Công ty Cổ phần BVTV Sài Gòn (SPC) gồm: CLEARNER 75WP, hoặc DIPOMATE 430SC, hay SAIZOLE 5SC. Nên phối hợp từng loại thuốc trên với dầu khoáng SK ENSPRAY 99EC để gia tăng sự lưu giữ thuốc, vừa ngăn ngừa được sự thâm nhập của nấm bệnh.
Theo 2ua.vn
Đặc biệt lá non và lá bánh tẻ thường bị khô cháy ở phần mép lá trước, sau đó ăn sâu vào bên trong gân lá.
Theo ông Bình, năm 2017 ông sang Hưng Yên chơi và mua 3 cây mít với giá 200 nghìn đồng/cây về trồng. Sau hơn 1 năm chăm sóc, cả 3 cây đều bói quả.
Ít công chăm sóc, ít kén đất, năng suất khá, nên thời gian gần đây, nhiều nông dân đã chuyển sang trồng mít Thái để nâng cao thu nhập.
Đặc điểm nổi bật của cây mít Thái là dễ trồng, năng suất cao, đậu trái quanh năm; từ khi trồng đến lúc cho thu hoạch lứa đầu chỉ mất khoảng...
Nếu thấy quả thâm đen ủng nước là do vi khuẩn Erwinia gây nên (quả thâm đen ủng nước). Trường hợp quả bị héo, nhăn nheo hơi khô, như bị mất nước...
Mít là loại cây ăn trái ít kén đất, dễ trồng.Vì thế, diện tích trồng mít ngày càng mở rộng với nhiều giống mít ngon...
Cây chanh dây còn được gọi là: chanh leo, lạc tiên, mắc mát, mát mát… thuộc họ Lạc Tiên dạng bán thân gỗ dễ trồng và chăm sóc.
Để nhanh chóng kiểm soát diện tích nhiễm sâu đầu đen trên địa bàn tỉnh không để lây lan thêm và chuẩn bị nguồn nhân lực tiếp nhận tốt kết quả...
Hiện tượng thối khô quả na, ở một số nơi còn gọi là điếc đen quả na rất hay gặp. Vậy nguyên nhân là gì cũng như cách phòng ngừa hiệu quả...
Quy trình mang tính tham khảo, được tổng hợp dựa trên các mô hình canh tác hữu cơ giống dưa lê vàng lai (f1) Happy 6, Hapyy 7...