CB-Kiểm soát bệnh tai xanh trên heo
Sau đây là các biện pháp tổng hợp và biện pháp kiểm soát cụ thể để kiểm soát bệnh tai xanh trên heo
2022-03-24 15:52:13
Splayleg là một hội chứng do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Để phòng ngừa, cần thực hiện tốt các vấn đề sau đây: Chính sách chăn nuôi, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, chuồng trại heo nái mang thai mà đặc biệt là các sàn trong khu vực đẻ.
Nguyên nhân
Splayleg là một hội chứng do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể:
- Bệnh bẩm sinh (chiếm tới 1,5%);
- Nguyên nhân di truyền (thường thấy heo con có heo bố, heo mẹ thuộc giống Pietrain, Landrace và heo Wales);
- Dinh dưỡng (Splayleg chân phổ biến hơn ở những con heo được sinh ra trước 113 ngày mang thai và heo con quá nhỏ, yếu do heo mẹ thiếu dinh dưỡng);
- Độc tố hoặc nhiễm trùng gây độc bào thai trong thời kỳ mang thai cuối gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh và sự phát triển của cơ bắp heo con;
- Heo con sinh ra trong chuồng nuôi có nền quá ướt;
- Có thể do kế phát từ Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) cấp tính.
Dấu hiệu lâm sàng
Heo con bị choãi cả 4 chân và không thể đi lại, chỉ có thể bò.
Heo choãi 2 chân sau: Đây là hình thức phổ biến nhất của hội chứng này. Heo con thường ngồi kiểu “chó ngồi” nên da vùng mông và các bộ phận sinh dục phía sau thường bị viêm nhiễm, tổn thương.
Heo choãi 2 chân trước: Dạng biểu hiện này là khá hiếm, chỉ nhìn thấy nhiều trong những ngày đầu của đợt bùng phát dịch PRRS cao điểm. Hai chân sau làm việc bình thường, 2 chân trước bị choãi sang hai bên nên heo con chỉ có thể di chuyển bằng cằm và 2 chân trước. Những heo con này thường gặp nhiều khó khăn trong việc bú sữa mẹ và tỷ lệ tử vong thường rất cao.
Phòng ngừa
Cần thực hiện tốt các vấn đề sau đây: Chính sách chăn nuôi, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, chuồng trại heo nái mang thai mà đặc biệt là các sàn trong khu vực đẻ.
Việc cung cấp đệm lót sàn và nền chuồng phù hợp cho heo nái xung quanh thời kỳ đẻ có thể giúp giảm tối đa tỷ lệ heo con mắc hội chứng này.
Điều trị
Hai trường hợp đầu tiên là heo con bị choãi cả 4 chân và choãi 2 chân trước dù ít gặp nhưng để khắc phục thì tốt nhất là nên chăm sóc thật tốt cả heo con và heo mẹ ngay từ đầu. Cần giữ ấm cho heo con bằng đèn hồng ngoại, cho uống Vitamin ADE và vitamin tổng hợp, cần thiết dùng Vitamin B1 tiêm bắp, cố định chân và xoa bóp chân cho heo con mắc bệnh. Đối với heo mẹ, cần bổ sung Premix khoáng và Vitamin ADE cũng như bổ sung thêm chất đạm vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Đối với những heo con bị choãi 2 chân sau, có thể được chữa lành nếu như chăm sóc tốt và kiên trì. Trong vài giờ đầu tiên sau khi được sinh ra, vì chân heo không thể đi lại bình thường để bú nên phải vắt sữa heo mẹ cho heo con uống. Đồng thời thực hiện tốt chế độ chăm sóc như trường hợp ở trên.
Phương pháp truyền thống trong việc điều trị những heo này hiện tại vẫn là cố định ở khuỷu của 2 chân sau và xoa bóp (trong thực tế thường sử dụng băng keo cách điện). Ngoài ra, để kiểm soát các khớp hông và tránh tổn thương nặng thêm, nên cố định cả phần mông phía sau lại bằng cách dùng băng keo dán hông lại với nhau. Khi cố định nên lưu ý thời gian thay băng (tốt nhất là không quá 3 - 5 ngày), không dính quá chặt và lớp băng keo không được chặn phần hậu môn hay âm hộ của heo con.
Hỗ trợ hút sữa hoặc thậm chí cho ăn nhân tạo là những việc làm cần thiết để giữ heo con sống sót đủ lâu để hồi phục. Đối với những heo quá nặng và không có khả năng phục hồi nên tiêu hủy càng sớm càng tốt.
Theo nguoichannuoi.vn
Sau đây là các biện pháp tổng hợp và biện pháp kiểm soát cụ thể để kiểm soát bệnh tai xanh trên heo
Bệnh hô hấp phức hợp trên heo bao gồm phức hợp nhiều yếu tố gây bệnh liên quan đến đường hô hấp và tốc độ sinh trưởng heo như môi trường, quản lý chuồ
Phối trộn thức ăn là biện pháp đơn giản, nhằm tận dụng nguyên liệu sẵn có, giảm chi phí, tăng năng suất.
Để đàn heo có hệ miễn dịch khỏe mạnh và phát triển tốt, hạn chế dịch bệnh xảy ra và nâng cao năng suất, việc thực hiện tiêm vaccine đầy đủ...
Muốn heo con sinh trưởng và phát triển bình thường, người chăn nuôi nên tập ăn sớm cho heo 5 - 7 ngày tuổi sẽ mang lại nhiều lợi ích.
Để chủ động ứng phó trước mắt và các đợt bão lũ tiếp theo nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại chăn nuôi do mưa bão, lũ lụt, đói rét gây ra...
Khuynh hướng lâu đời trong nuôi heo thịt ở nước ta là thiến heo đực ở tuổi sơ sinh, không thiến heo cái.
Theo một nghiên cứu mới đây, tinh dầu quế (Cinnamon oil) đã góp phần cải thiện đáng kể chức các năng đường ruột của heo con.
Chuẩn bị đầy đủ mọi phương diện trước khi bắt đầu tái đàn sản xuất, giúp người nuôi hạn chế được rủi ro và đảm bảo một vụ nuôi hiệu quả, kinh tế.
Bệnh mụn nước trên heo do virus Enterovirus gây ra, và hiện chưa có vaccine phòng bệnh chủ động.