Việt Nam đã sản xuất hơn 10.000 liều vacxin tả heo châu Phi, sắp bán ra thị trường
Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới sản xuất được vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi.
2020-11-25 10:38:56
Đắk Nông: Nông dân loay hoay với cà phê
Vụ thu hoạch cà phê năm 2020, người dân phải đối diện với nhiều yếu tố bất lợi như mất mùa, giá thấp, khó tìm nhân công thu hoạch. Chính vì vậy, nhiều gia đình trồng cà phê đã chủ động cắt giảm chi phí đầu tư để tránh thua lỗ.
Gia đình bà Huỳnh Thị Mai, thôn 6, xã Đắk Ha (Đắk Glong) có gần 4 ha cà phê. Những năm trước, gia đình bà luôn thu hái cà phê đúng độ chín. Thế nhưng năm nay, cà phê đã chín rục mà bà vẫn chưa tìm được nhân công để hái.
Vườn cà phê 4 ha của gia đình chị Huỳnh Thị Mai, thôn 6 xã Đắk Ha (Đắk Glong), đã chín rục, nhưng chưa thuê được nhân công thu hoạch
Bà Mai cho biết, các năm trước, bà đều thuê lao động từ các tỉnh khác đến hái cà phê, nhưng năm nay tìm nhân công không được. Bà phải đi hỏi khắp nơi mới thuê được 8 người về hái cà phê. Tuy nhiên sau đó, họ lại chê vườn dốc, cà phê kém năng suất, nên đều bỏ đi.
Đến nay, dù vụ mùa đã trễ, nhiều cây cà phê rụng trái, bà Mai vẫn loay hoay để thu hoạch. “Thu hoạch muộn sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phục hồi cây, vụ mùa sang năm sẽ giảm năng suất. Biết hậu quả sẽ như vậy, nhưng cũng không biết xoay xở thế nào, vì không thuê được nhân công”, bà Mai phàn nàn.
Cũng theo bà Mai, năm nay, năng suất cà phê của gia đình chỉ bằng khoảng 2/3 so với mọi năm 2019, tức chỉ đạt tầm 2 tấn/ha. Nguyên nhân cà phê giảm năng suất là do ảnh hưởng của thời tiết. “Năng suất giảm, giá bán cũng thấp, nên vụ thu hoạch cà phê này thu nhập chẳng được là bao. Gia đình tôi đang tính toán cắt giảm bớt chi phí đầu tư để tránh thua lỗ”, bà Mai cho biết.
Còn theo ông Nguyễn Duy Tuấn, thôn Đức Hòa, xã Thuận An (Đắk Mil), gia đình ông hiện có 3 ha cà phê. Năm nay cà phê mất mùa, sản lượng giảm khoảng 40% so với mọi năm. Nguyên nhân cà phê mất mùa là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhất là hạn hán ở đầu vụ.
Năng suất giảm, vào chính vụ giá cà phê vẫn ở mức thấp, khoảng từ 32.000-33.000 đồng/kg. Với mức giá này, nông dân trồng cà phê hầu như không có lãi. Do đó, gia đình ông Thuấn đã chủ động giảm bớt chi phí đầu tư bằng cách tự thu hái cà phê, cắt bớt lượng phân bón…
Nhiều người dân cho biết, năm nay khó tìm nhân công thu hoạch cà phê hơn mọi năm. Nguyên nhân của thực trạng này một phần do lũ lụt miền Trung gây ảnh hưởng nặng, kéo dài, nên nhiều lao động phải lo ổn định đời sống, không thể vào Tây Nguyên hái cà phê thuê như mọi năm. Ngoài ra, hiện nay nhiều lao động nông thôn đã đến các thành phố lớn đề tìm việc làm thay vì đi hái cà phê thuê như trước đây.
Năm 2020, người trồng cà phê Đắk Nông lại gặp nhiều khó khăn
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), sản lượng cà phê toàn cầu vụ mùa 2020 giảm 2,5% so với năm 2019. Nhu cầu sử dụng cà phê năm 2020 cũng giảm 0,9% (tương đương hơn 167 triệu bao) so với 2019.
Đầu tháng 11/2020, giá cà phê thế giới có tăng, nhưng không đáng kể. Trong đó, giá cà phê Robusta có khả năng tăng mạnh hơn so với giá cà phê Arabica do nhu cầu cà phê hòa tan tăng.
Đối với thị trường trong nước, giá cà phê những ngày đầu tháng 11/2020 tăng khoảng 500-600 đồng/kg so với cuối tháng 10/2020. Tại cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, đầu tháng 11/2020, giá cà phê Robusta loại R1 tăng 1,7% so với ngày 30/10/2020, đạt mức 34.900 đồng/ kg. Thế nhưng, đến ngày 20/11/2020, giá cà phê lại giảm từ 100-300 đồng/kg so với ngày 10/11/2020.
Còn trên địa bàn tỉnh, thông tin từ các đại lý thu mua cà phê cho biết, giá cà phê đang dao động quanh mốc 33.000 đồng/kg. Mức giá này hầu như đã duy trì từ nhiều năm nay. Theo nhận định từ các cơ quan chức năng, từ nay đến cuối vụ, giá cà phê hầu như không có thay đổi lớn, chỉ dao động tăng giảm với biên độ rất nhỏ.
Toàn tỉnh đang có trên 131.000 ha cà phê, ước tính năm 2020 tổng sản lượng đạt khoảng 306.172 tấn, tức bằng 96,89% kế hoạch năm. Như vậy, năng suất, sản lượng cà phê năm nay trên toàn tỉnh đã sụt giảm đáng kể. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người trồng cà phê lại thêm một năm khó khăn.
Theo tintaynguyen.com, 25/11/2020
Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới sản xuất được vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Việt Nam đang xúc tiến đàm phán để có thể xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc, khi đó, cơ hội cho trái sầu riêng Việt Nam sẽ rộng mở hơn.
Từ giữa tháng 12/2020, do nhu cầu chế biến các loại thực phẩm Tết Nguyên đán nên thịt lợn có xu hướng “nóng” trở lại.
Tổ công tác chống buôn lậu phối hợp với Đội quản lý thị trường số 4 vừa phát hiện một kho hàng chứa thuốc BVTV nhập lậu với số lượng lớn.
Không khí lạnh đã khiến một số con trâu, bò của người dân ở tỉnh Điện Biên bị chết rét.
Giá ớt tăng đột biến do Trung Quốc đang vào mùa đông, họ không trồng được ớt nên tăng cường thu mua ớt của Việt Nam và Thái Lan.
Thông tin Việt Nam mới nhập khẩu một lô gạo từ Ấn Độ được hãng tin Reuters đưa mới đây đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận.
Cơ quan chức năng đã phát hiện và phạt hàng loạt các đại lý tại Phú Yên cung ứng sản phẩm phân bón kém chất lượng cho nông dân tiêu thụ.
Bộ NN&PTNT đã loại bỏ 1.265 hoạt chất độc, hại của 838 tên thương phẩm thuốc BVTV không đáp ứng quy định về quản lý thuốc BVTV
Ngành chăn nuôi gà đang được cảnh báo nguy cơ sẽ "chết" và nhiều ý kiến cho rằng thịt gà trong nước đang bị cạnh tranh bất bình đẳng.