Sầu riêng tươi Việt Nam tiếp cận Trung Quốc
Việt Nam trở thành thị trường cung cấp sầu riêng tươi lớn thứ 2 của Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay chưa có các vùng trồng sầu riêng trên quy mô lớn
2021-02-03 10:35:11
...
Trồng khổ qua ghép gốc mướp cho năng suất cao
Mô hình trồng khảo nghiệm khổ qua ghép gốc mướp tại xã Khánh Hòa huyện Châu Phú (An Giang), do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN An Giang xây dựng, cho năng suất và lợi nhuận vượt trội.
Khổ qua (mướp đắng) là loại rau màu mẫn cảm với các loại bệnh, đặc biệt là bệnh có nguồn gốc từ đất như bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum gây ra. Bệnh này hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị cũng như chưa có giống kháng, chủ yếu được phòng ngừa bằng cách luân canh với cây trồng khác họ hoặc sử dụng các biện pháp hóa học để phòng trừ. Vì vậy, việc trồng khổ qua đơn thuần như hiện nay ở An Giang cho năng suất chưa cao.
“Mô hình khảo nghiệm cây khổ qua ghép gốc mướp tại xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN An Giang phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Châu Phú xây dựng được thực hiện tại hộ ông Trần Trọng Hiếu trên diện tích 1.000m2, từ tháng 6/2020. Trong đó, 500 m2 trồng khổ qua ghép gốc mướp và 500m2 trồng khổ qua không ghép gốc mướp (đối chứng).
Khổ qua được chọn từ giống F1 sinh trưởng mạnh, trồng được quanh năm. Giống mướp VG-17-001 nhập từ Đài Loan, chuyên làm gốc ghép cho cây rau họ dưa, bầu bí, có đặc tính sinh trưởng khỏe.
Kết quả cho thấy, cây khổ qua ghép sinh trưởng tốt, tỉ lệ cây sống đạt trên 90%, thân chính dài, lá cây nhiều hơn cây đối chứng. Chiều dài, đường kính, số lượng và khối lượng trái trên cây ghép gốc mướp cao hơn 21% so với cây đối chứng.
Mô hình trồng đối chứng (trái) và khổ qua ghép gốc mướp. Ảnh: PA
Theo bà Trần Ngọc Phương Anh - Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN An Giang, khổ qua ghép gốc mướp có chi phí đầu tư cao hơn mô hình đối chứng không ghép, do cây giống khổ qua ghép mướp giá thành cao (khoảng 3.000đ/cây). Tuy nhiên, khi trồng cây khổ qua ghép cho năng suất cao hơn giống khổ qua đối chứng, nên thu về lợi nhuận cao hơn đến 2 triệu/500m2 so với đối chứng). Ngoài ra, cây ghép cũng chịu được mưa ngập tốt hơn.
Trong thời gian tới, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN An Giang sẽ mở rộng mô hình và tập huấn kỹ thuật ghép, trồng khổ qua ghép gốc mướp cho bà con nông dân. Đồng thời, Trung tâm tiếp tục nghiên cứu trồng khổ qua trong điều kiện môi trường đất bất lợi như bị nhiễm bệnh do nấm Fusarium oxysporum và nền đất canh tác lúa thấp, thường xuyên bị ngập úng.
...
Theo dangcongsan.vn, ngày 30/09/2020
Việt Nam trở thành thị trường cung cấp sầu riêng tươi lớn thứ 2 của Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay chưa có các vùng trồng sầu riêng trên quy mô lớn
Nhiều hộ nông dân trong tỉnh Nam Định với sự hỗ trợ của ngành chức năng đã thay đổi tư duy, khéo léo đưa khoa học công nghệ vào chăn nuôi lợn.
Tại tỉnh Thái Bình, tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi chủ lực trong ngành thủy sản vì giá trị kinh tế cao cùng với thời gian nuôi tương đối ngắn.
Song song với việc mở cửa thị trường, công tác cấp mã số vùng trồng được cơ quan chức năng đẩy mạnh triển khai...
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai đã có khoảng 21% trên tổng số trang trại chăn nuôi heo sử dụng chuồng lạnh, chuồng kín.
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện Việt Nam có 123 mã số vùng trồng và 57 cơ sở đóng gói sầu riêng đăng ký...
Thành công từ mô hình nuôi cá tầm trên sông Đuống của anh Hoàng Huy Tập mở ra hướng phát triển mới trong nuôi trồng thủy sản ở địa phương.
Anh Mai Thế Hiển (ngụ ấp Vĩnh Cửu, xã Vĩnh Thanh, H.Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) là hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nhờ mô hình trồng dưa...
Năm 2015, anh Vũ cùng các cộng sự mở công ty và bắt đầu sản xuất Drone. Tuy nhiên, khi đó so sánh với sản phẩm cùng loại của các hãng sản xuất...
GS.TS Nguyễn Thị Thanh Phượng và các cộng sự tại Viện Công nghiệp Môi trường (IEI) đã nghiên cứu thu hồi được nhiều nguyên liệu, sản phẩm từ bùn thải,