Tin bão mới nhất sáng 2/7: Bão số 1 gió giật cấp 15, Quảng Ninh từ đêm nay mưa rất to
Sáng sớm nay, bão số 1 (Chaba) cách Quảng Ninh khoảng 410km về phía Đông Đông Nam, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 15.
2020-05-22 09:48:21
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát khiến nền nông nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Gần 6 triệu con lợn bị tiêu hủy, thiệt hại ước tính khoảng 12.000 tỷ đồng.
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát đầu tiên tại Trung Quốc vào tháng 8/2018. Dịch càn quét khiến nền nông nghiệp tại nước này rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Được nhận định là một dịch bệnh phức tạp và nghiêm trọng, Bộ NN&PTNT đã triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi tràn vào Việt Nam. Tuy nhiên, do dịch bệnh có tốc độ lây lan nhanh và không có vacxin cũng như thuốc để điều trị nên dịch tả lợn châu Phi vẫn tràn vào nước ta.
Lợn chết do mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi (Ảnh: st)
Do mức độ nghiêm trọng của dịch tả lợn châu Phi, từ khi xuất hiện tại Việt Nam đến nay, gần 6 triệu con lợn đã mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Người chăn nuôi rơi vào cảnh khó khăn khi “cả gia tài” bỗng chốc “bốc hơi”. Cả nước, đâu đâu cũng thấy xác lợn chết, vô cùng đau lòng. Dịch tả lợn châu Phi khiến nền kinh tế Việt Nam bị thiệt hại gần 12.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thị trường thịt lợn biến động mạnh: tháng 1 – 3/2019, giá lợn hơi giảm ở mức 45.000 – 47.000 đồng/kg; tháng 4 - 7/2019, có lúc giá lợn hơi xuống dưới mức 30.000 đồng/kg; từ tháng 8 - 12/2019, giá lợn hơi đã tăng mạnh từ 42.000 đồng/kg lên mức 90.000 đồng/kg. Lúc này, để bình ổn thị trường và đảm bảo sự phát triển lâu bền của nền chăn nuôi, Chính phủ và Bộ NN&PTNT đã kêu gọi doanh nghiệp giảm giá lợn hơi. Sau nhiều lần kêu gọi, giá lợn hơi đã giảm từ 90.000 đồng/kg xuống còn 73.000 đồng/kg. Đặc biệt, từ ngày 1/4, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn đồng loạt giảm xuống mức 70.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá lợn hơi ở mức 70.000 đồng/kg không duy trì được bao lâu. Bất chấp yêu cầu giảm giá thịt lợn của Chính phủ và Bộ NN&PTNT, giá lợn hơi tại một số địa phương tăng cao ở mức kỉ lục, chưa từng có từ trước tới nay - chạm mốc 100.000 đồng/kg.
Hậu quả sau đợt càn quét của dịch tả lợn châu Phi để lại không hề nhỏ. Dịch bệnh khiến nguồn cung thịt lợn khan hiếm, giá lợn tăng cao ở mức kỉ lục. Để khắc phục hậu quả, các địa phương đẩy mạnh công tác tái đàn nhằm nhanh chóng bù lại nguồn cung đang bị thiếu hụt. Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cho nhập khẩu thịt lợn như một phương án tạm thời để bù vào nguồn cung đang bị thiếu, lượng thịt lợn nhập khẩu tăng gần 450% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù tích cực triển khai tăng đàn, tái đàn và kết quả đạt được trong 4 tháng đầu năm 2020 đã đáp ứng 80%, song nguồn cung vẫn còn thiếu hụt 20%. Đến nay, dịch tả lợn châu Phi đang tái phát tại một số tỉnh thành (Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Tĩnh) nhưng cơ bản đã được kiểm soát. |
Cổng Nông Dân
Sáng sớm nay, bão số 1 (Chaba) cách Quảng Ninh khoảng 410km về phía Đông Đông Nam, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 15.
Sau khi lập đỉnh lịch sử cao nhất trong 50 năm trở lại đây, giá phân bón Ure trên thế giới và trong nước bắt đầu hạ nhiệt.
Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã kiểm tra 2.706 vụ, xử lý 2.430 vụ hàng giả, gian lận thương mại, khởi tố 16 vụ đối với 22 đối tượng trong tháng 6 năm 2022.
Giá cà phê hôm nay 28/6 trong khoảng 42.600 - 43.100 đồng/kg, tăng nhẹ 100 đồng/kg so với cùng thời điểm sáng qua.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ra quyết định xử phạt 350 triệu đồng đối với Nhà máy DAP số 2 Lào Cai về hành vi phát khí thải, gây ô nhiễm môi trường
Thị trường trong nước ghi nhận giá ure giảm nhiệt khoảng 40.000 -50.000 đ/bao. Giá ure giảm nhiệt liệu có kéo được đà giảm giá của các loại phân bón
Tôm thẻ và tôm sú thương phẩm không có nhiều, trong khi các nhà máy chế biến thủy sản đang đẩy mạnh sản xuất khiến giá tôm không ngừng đi lên.
Vài ngày trở lại đây, thị trường Trung Quốc đang tích cực thu mua nhiều nông sản của Việt Nam, tốc độ thông quan tại các cửa khẩu cũng nhanh chóng hơn
Giá ure xanh Cà Mau tại Gia Lai ngày 16/6 giảm 10.000 đồng/bao 40 kg xuống còn 780.000 đồng/bao 40 kg.
Ông Huỳnh Tấn Đàn đã sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc để sản xuất phân bón giả mạo xuất xứ 'USA' và tiêu thụ 300 tấn phân bón giả ra thị trường