Địa chỉ công ty sản xuất phân bón giả quy mô lớn vừa bị truy tố hình sự
Liên quan đến vụ Công ty TNHH MTV C.H.G ở xã Bình Giang (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) buôn bán phân bón giả...
2019-06-28 09:59:30
Hỗ trợ 30.000 đồng/kg heo tiêu hủy do dịch tả heo châu Phi
Nông dân chăn nuôi sẽ được hỗ trợ 30.000 đồng/kg trong trường hợp heo buộc phải tiêu hủy do dịch tả heo châu Phi.
Nhiều giải pháp độc, lạ đối phó với dịch tả heo Châu Phi
Nông dân chăn nuôi được hỗ trợ 30.000 đồng/kg khi có heo bị tiêu hủy do dịch tả châu Phi. Ảnh: Trung Chánh
Nội dung nêu trên được thể hiện trong Quyết định số 793/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống dịch tả heo châu Phi được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký vào hôm nay, 27-6.
Theo Quyết định này, người chăn nuôi, hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, tổ hợp tác/hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi có heo buộc phải tiêu hủy do dịch tả châu Phi sẽ được hỗ trợ 25.000 đồng/kg đối với heo con, heo thịt các loại.
Riêng đối với heo nái, heo đực đang khai thác sẽ được hỗ trợ 30.000 đồng/kg.
Hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12-6-2017 (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn) có heo buộc phải tiêu hủy được hỗ trợ 8.000 đồng/kg đối với heo con, heo thịt các loại và 10.000 đồng/kg đối với heo nái, heo đực đang khai thác.
Tuy nhiên, mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp tối đa không quá 30% số lỗ do dịch bệnh sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng và tiền bồi thường bảo hiểm (nếu có).
Hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12-6-2017 (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn) và chủ hộ nuôi giữ heo giống cụ kỵ với mức 500.000 đồng/con đến ngày 31-12-2019 nhằm nâng cao các biện pháp an toàn sinh học, sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh đảm bảo duy trì đàn heo giống phục vụ tái đàn khi kiểm soát được dịch bệnh.
Về cơ chế hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, các tỉnh miền núi, Tây Nguyên được ngân sách Trung ương hỗ trợ 80% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ thiệt hại.
Các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương còn lại được áp dụng: các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương từ 50% trở lên, thì chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện; các tỉnh, thành có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương dưới 50%, thì ngân sách Trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ ngân sách nhà nước.
Riêng các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại, thì ngân sách Trung ương hỗ trợ 70% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Trường hợp các địa phương có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần ngân sách địa phương đảm bảo vượt quá nguồn lực của địa phương (gồm 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương), ngân sách Trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá nguồn lực của địa phương để các tỉnh, thành có đủ nguồn lực thực hiện.
Về việc giám sát tổ chức thực hiện, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi tại địa phương mình quản lý.
Theo tintucnongnghiep.com, 28/06/2019
Liên quan đến vụ Công ty TNHH MTV C.H.G ở xã Bình Giang (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) buôn bán phân bón giả...
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị đã mở rộng điều tra và khởi tố thêm 3 bị can về tội 'Sản xuất, buôn bán hàng giả'
Kết quả thử nghiệm cho thấy, lô phân bón được lấy mẫu ký hiệu HM01 có các chỉ tiêu Nts đạt 83,8%, P2O5hh đạt 83% là không phù hợp với tiêu chuẩn.
Phát hiện túi đựng thuốc trừ sâu trong ao khiến cả ao tôm chết trắng, hộ dân đã trình báo lên cơ quan chức năng.
Đoàn kiểm tra tiến hành lấy 02 mẫu phân bón gửi thử nghiệm chất lượng. Kết quả, có 01 mẫu là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng với hàm lượng...
Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản đình chỉ hoạt động Dự án Nhà máy gạch không nung của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiên Tự Phước...
Để sản xuất phân bón giả, ông Đ đã mua nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, sau đó giả mạo nơi sản xuất là USA.
Ngày 6/6, Công an huyện Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu) đang tiến hành các biện pháp nghiệp vụ xác minh, làm rõ một vụ được cho là trộm tôm, xảy ra trên địa
Liên tiếp trong thời gian qua, cơ quan chức năng phát hiện và xử lý nhiều vụ việc liên quan đến kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng
Bằng các biện pháp tuyên truyền, vận động của lực lượng công an, Hoàng Văn Hiến và Nguyễn Văn Liệu đã đến Công an huyện Quỳnh Lưu xin đầu thú...