N-Bí quyết nuôi dúi thương phẩm cho năng suất cao
Hiện nay, nhiều bà con có nhu cầu tìm hiểu sâu về kỹ thuật nuôi dúi thương phẩm. Vì vậy, chúng tôi xin gửi đến bà con bài viết chi tiết hơn một số...
2019-04-18 14:08:43
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng Thủy văn Trung ương, thời tiết mùa hè năm 2019 sẽ có nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao hơn so với những năm trước. Điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ đàn vật nuôi, nhất là chăn nuôi tập trung, mật độ cao. Để phòng chống bệnh tốt cho vật nuôi, bà con cần thực hiện tốt những việc sau đây:
1. Chuồng trại
- Đảm bảo chuồng nuôi phải thông thoáng, mái hiên cách mặt đất tối thiểu là 2m.
- Hạn chế nắng chiếu xiên vào chuồng bằng cách sử dụng lưới đen, bạt và một số vật dụng sẵn có che chắn nắng xung quanh chuồng nuôi. Bà con có thể dùng các loại cây giây leo như: bìm bìm, mướp, nhót … cho leo trên mái chuồng nuôi có tác dụng làm mát rất tốt.
- Sử dụng quạt thông gió để thổi hơi nóng, khí độc sinh ra từ chất thải vật nuôi ra bên ngoài chuồng nuôi. Quạt thông gió nên đặt theo thế nằm ngang, quạt theo hướng gió thổi, độ cao của quạt ở ngang tầm lưng của vật nuôi.
- Nên có hệ thống giàn phun nước trên mái chuồng. Hàng ngày, tiến hành phun nước lên mái chuồng vào những thời điểm nắng nóng cao độ (từ 11h trưa đến 16h chiều).
- Nếu sử dụng đệm lót vi sinh thì bà con nên làm đệm lót mỏng hơn so với ngày thường, nhằm hạn chế sức nóng từ mặt đệm.
2. Mật độ nuôi
Việc giảm mật độ nuôi gia súc, gia cầm vào mùa nắng nóng là rất quan trọng. Giảm mật độ nuôi giúp tạo sự thông thoáng, giảm nhiệt độ trong chuồng nuôi.
- Đối với lợn: Lợn nái là 3 - 4 m2/con, lợn thịt là 2 m2/con.
- Đối với gà: Gà úm nhốt 50-60 con/m2, gà có trọng lượng 0,5-1kg khoảng 20-30 con/m2, gà thịt từ 10 - 15 con/m2; gà giống và gà đẻ là 3 - 5 con/m2.
- Đối với trâu, bò thịt nhốt 4 - 5m2/con; Bò sữa khoảng 6 - 7 m2/con.
- Đối với dê, cừu là 1,8 - 2m2/con.
3. Chế độ chăm sóc
- Tăng số lượng máng uống, cung cấp đủ nước cho đàn vật nuôi. Tránh không làm ẩm ướt nền chuồng.
- Tăng cường thức ăn giàu đạm, giảm lượng thức ăn tinh bột, đường trong khẩu phần. Vào những ngày nắng nóng nên giảm 5 – 10% lượng thức ăn so với những ngày bình thường.
- Nên cho vật nuôi ăn làm nhiều bữa trong ngày vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để tăng khả năng hấp thụ thức ăn. Hạn chế cho ăn buổi trưa khi trời nắng nóng.
- Tăng sức đề kháng, phòng chống “stress nhiệt” cho đàn vật nuôi bằng cách cho uống Bcomplex, Vitamin C, chất điện giải, men tiêu hóa…
- Tắm chải cho gia súc 1 - 2 lần/ngày để giảm nhiệt cho cơ thể. Không nên tắm cho gia súc vào buổi trưa và lúc nắng nóng.
4. Vệ sinh và phòng bệnh
- Tăng cường thu dọn, vệ sinh chất thải trong chuồng để giảm sức nóng và khí độc sinh ra từ quá trình phân giải chất thải.
- Đảm bảo nền chuồng phải sạch, khô ráo, cống rãnh sạch, không đọng phân, nước.
- Định kỳ phun thuốc sát trùng để diệt ruồi, muỗi, bọ mạt... là những tác nhân truyền và gây bệnh.
- Mùa nắng nóng, vật nuôi rất dễ bị bệnh đường ruột và tiêu hóa nên bà con cần chủ động cho đàn vật nuôi uống thuốc ở liều phòng bệnh.
- Khi phát hiện vật nuôi có dấu hiệu bị bệnh cần cách ly, điều trị, xử lý kịp thời tránh để bệnh lây lan rộng.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin theo qui định của thú y:
+ Với đàn lợn: Tiêm phòng các loại vaccin: Dịch tả, tai xanh, phó thương hàn, đóng dấu...
+ Với đàn gia cầm: Tiêm phòng các loại vaccin: Newcastle, cúm, dịch tả vịt, tụ huyết trùng…
+ Với đàn trâu, bò: Tiêm phòng các loại vaccin: lở mồm long móng, tụ huyết trùng ...
Theo Cổng Nông Dân
Hiện nay, nhiều bà con có nhu cầu tìm hiểu sâu về kỹ thuật nuôi dúi thương phẩm. Vì vậy, chúng tôi xin gửi đến bà con bài viết chi tiết hơn một số...