Sầu riêng tươi Việt Nam tiếp cận Trung Quốc
Việt Nam trở thành thị trường cung cấp sầu riêng tươi lớn thứ 2 của Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay chưa có các vùng trồng sầu riêng trên quy mô lớn
2020-11-05 15:48:13
Ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp: Vẫn còn nhiều 'điểm nghẽn'!
Theo đại biểu Thạch Phước Bình, mặc dù ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt được những thành tựu nhất định, nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều những khó khăn, thách thức.
Tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội ngày 4/11, đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) đã chỉ ra 4 "điểm nghẽn" trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Đại biểu cho biết ngành nông nghiệp công nghệ cao đã có nhiều thành tựu cho kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều thách thức trong quá trình triển khai thực hiện.
Theo đó, ông Bình chỉ ra 4 thách thức. Thứ nhất, việc thu hút vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi vẫn còn nhiều thách thức.
Chi phí ước tính cho việc thành lập trang trại chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao sẽ gấp 4 đến 5 lần chi phí so với mô hình truyền thống. Chẳng hạn, 1 ha nhà kính có đầy đủ hệ thống tưới nước phun sương, bón phân được tự động hóa theo công của Israel thì cần ít nhất khoảng từ 5 đến 10 tỷ đồng.
Nhìn chung, số doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số doanh nghiệp cả nước, chiếm khoảng 0,01%. Tỷ trọng vốn FDI đầu tư vào nông nghiệp tại Việt Nam luôn thấp.
Thứ hai, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao yêu cầu nguồn nhân lực cao. Song thực tế cho thấy, nguồn nhân lực có chuyên môn còn hạn chế, đặc biệt ở vùng kinh tế kém phát triển. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc tiếp cận khoa học, công nghệ, xây dựng quy mô nền nông nghiệp công nghệ cao.
Thứ ba, thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp, khả năng cạnh tranh chưa tương xứng với chi phí đầu tư. Theo đại biểu Bình, phần lớn nông sản Việt trên thị trường quốc tế vẫn chưa tạo dựng được thương hiệu, giá trị gia tăng thấp.
Theo cafef,vn, ngày 04/11/2020
Việt Nam trở thành thị trường cung cấp sầu riêng tươi lớn thứ 2 của Trung Quốc. Trung Quốc hiện nay chưa có các vùng trồng sầu riêng trên quy mô lớn
Nhiều hộ nông dân trong tỉnh Nam Định với sự hỗ trợ của ngành chức năng đã thay đổi tư duy, khéo léo đưa khoa học công nghệ vào chăn nuôi lợn.
Tại tỉnh Thái Bình, tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi chủ lực trong ngành thủy sản vì giá trị kinh tế cao cùng với thời gian nuôi tương đối ngắn.
Song song với việc mở cửa thị trường, công tác cấp mã số vùng trồng được cơ quan chức năng đẩy mạnh triển khai...
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai đã có khoảng 21% trên tổng số trang trại chăn nuôi heo sử dụng chuồng lạnh, chuồng kín.
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện Việt Nam có 123 mã số vùng trồng và 57 cơ sở đóng gói sầu riêng đăng ký...
Thành công từ mô hình nuôi cá tầm trên sông Đuống của anh Hoàng Huy Tập mở ra hướng phát triển mới trong nuôi trồng thủy sản ở địa phương.
Anh Mai Thế Hiển (ngụ ấp Vĩnh Cửu, xã Vĩnh Thanh, H.Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) là hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nhờ mô hình trồng dưa...
Năm 2015, anh Vũ cùng các cộng sự mở công ty và bắt đầu sản xuất Drone. Tuy nhiên, khi đó so sánh với sản phẩm cùng loại của các hãng sản xuất...
GS.TS Nguyễn Thị Thanh Phượng và các cộng sự tại Viện Công nghiệp Môi trường (IEI) đã nghiên cứu thu hồi được nhiều nguyên liệu, sản phẩm từ bùn thải,