Muốn xuất khẩu, cơ sở nuôi thủy sản phải được cấp mã số
Thực hiện theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 về đăng ký nuôi trồng thủy sản chủ lực, thời gian qua
2021-10-13 09:44:53
Long Phú (Sóc Trăng): Nông dân sử dụng máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật
Ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp là xu thế tất yếu hiện nay. Với mục đích nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tạo ra lợi thế cạnh tranh, nông dân huyện Long Phú (Sóc Trăng) sử dụng máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật vào sản xuất lúa.
Long Phú là huyện có thế mạnh về nông nghiệp, cây trồng chủ lực là lúa với diện tích sản xuất hàng năm khoảng 36.600 ha, ước tổng sản lượng lúa hơn 185.700 tấn, trong đó, lúa đặc sản, lúa thơm chiếm tỷ lệ 53% tổng sản lượng lúa. Hệ thống thủy lợi, cống, đập, đê bao, trạm bơm trên địa bàn huyện được đầu tư khá hoàn chỉnh, đảm bảo phục vụ hơn 90% diện tích lúa được tưới tiêu chủ động. Thời gian qua, nông dân trong huyện, nhất là các tổ hợp tác, hợp tác xã đã ứng dụng dụng cơ giới hóa khá tốt ở một số khâu như làm đất, bón phân, thu hoạch, cấy, sạ… Tuy nhiên, ở khâu phun thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn sử dụng sức người để mang vác, làm hiệu suất lao động thấp và không an toàn cho người. Thực trạng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị đã làm lực lượng lao động phục vụ nông nghiệp ngày càng ít. Mặt khác, sâu rầy hại lúa ngày càng tăng, nhu cầu phun thuốc phòng trừ ngày càng lớn. Do đó, đòi hỏi cần đưa máy bay vào phun thuốc để giải quyết thực trạng này. Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Long Phú, có một số tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp và một số hộ nông dân đã mạnh dạn ký hợp đồng với Công ty ADC đưa máy bay vào phun thuốc bảo vệ thực vật cho đồng ruộng của mình, với chi phí thuê phun 200 ngàn đồng/ha.
Nông dân ký hợp đồng với Công ty ADC sử dụng máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật.
Ông Võ Văn Phúc - Giám đốc hợp tác xã Thành Công, xã Phú Hữu cho biết: “Đã hơn 3 năm nay, hợp tác xã đã ký hợp đồng với Công ty ADC bao tiêu đầu vào, đầu ra sản phẩm, đặc biệt là hợp đồng máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật, ban đầu bà con thành viên hợp tác xã còn e ngại, nhưng khi tìm hiểu thực tế, bà con mới tin và thuê máy bay phun thuốc. Chi phí thuê máy bay phun thuốc bằng chi phí phun bằng tay, nhưng thời gian phun nhanh hơn, chủ động hơn, nhất là vụ hè thu mưa nhiều, phun bằng máy bay với công nghệ ly tâm, thuốc ra mịn, bám đều lá lúa hơn, không bị hao hụt thuốc. Sử dụng máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật diệt sâu rầy hiệu quả hơn”.
Theo vietlinh.vn
Thực hiện theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 về đăng ký nuôi trồng thủy sản chủ lực, thời gian qua
Hàng loạt các dự án nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm siêu thâm canh mật độ cao, nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kín…
Anh Phú cho biết, hiện anh đang làm việc cho công ty phân phối thức ăn chăn nuôi. Nhờ có người anh Lê Ngọc Hạnh làm việc tại Viện nghiên cứu...
Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và xác định lợi ích của việc ứng dụng năng lượng tái tạo, anh Trần Nguyễn Phương Nam đã mạnh dạn đầu tư hệ thống...
Nhằm đáp ứng quy chuẩn ngày càng khắt khe trong nuôi trồng thâm canh và siêu thâm canh, nhiều công nghệ xử lý nước ra đời...
Phần mềm quản lý về cơ bản ai cũng hiểu được mục đích là ứng dụng công nghệ để quản lý thay cho một số nhân lực quản lý một hệ thống nào đó.
Nông dân huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) không chỉ đẩy mạnh cơ giới hóa mà đã từng bước ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp.
Với mô hình cá tầm công nghệ cao tại Lâm Đồng, người nuôi tiết kiệm được nguồn nước, nhân công và đặc biệt tránh được thiệt hại do thiên tai.
Cơ sở trồng nấm hữu cơ của gia đình chị Hồng có nhiều loài nấm như nấm chân dài, nấm bào ngư xám, nấm sò thái, hoàng đế, hoàng kim, hồng ngọc...
Gia đình bà Hồng Thị Nhanh (ở ấp 9, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau) đã thu hoạch xong vụ tôm càng xanh toàn đực xen canh trong ruộng lúa.