Bí quyết nuôi tôm lãi ròng trên 4,5 tỷ đồng/năm
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao đang là hướng đi mới, giúp nhiều hộ dân Thái Thượng có cuộc sống sung túc cũng là cơ sở để địa phương khai thác...
2018-05-25 11:38:21
Nhờ nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo, chị Nguyễn Kim Thuy (25 tuổi, ngụ P.8, TP.Vĩnh Long, Vĩnh Long) có nguồn thu nhập mỗi năm hơn 350 triệu đồng.
Chị Thuy đầu tư phòng nuôi cấy hiện đại để sản xuất đông trùng hạ thảo. Ảnh: Duy Tân
Đầu tư sản xuất quy mô lớn
Tốt nghiệp ngành kế toán nhưng chị Thuy lại đến với nghề nuôi cấy đông trùng hạ thảo như một cơ duyên. Chị Thuy kể năm 2014, khi còn là sinh viên, cha chị phát bệnh gan, đi điều trị khắp nơi nhưng không thuyên giảm. Tình cờ được người quen cho vài gói đông trùng hạ thảo khô, hằng ngày cha chị đem pha trà uống thì sau vài tháng, bệnh tình chuyển biến tích cực. Thấy công dụng vượt trội của loài dược liệu quý hiếm này, chị quyết định tìm cách nuôi cấy để có sản phẩm hỗ trợ trị bệnh cho cha.
Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm về đông trùng hạ thảo nên chị nhờ các thầy cô ở Trường đại học Cần Thơ hướng dẫn; đồng thời học hỏi thêm kiến thức từ sách báo, mạng internet. Tuy nhiên, suốt 2 năm chị liên tục thất bại. “Mỗi đợt cấy trung bình 100 hộp, nhưng trong quá trình nuôi nấm bị nhiễm bệnh hàng loạt, có khi chỉ còn 1 - 2 hộp thành phẩm. Nhiều lúc tôi nản lòng muốn bỏ cuộc nhưng rồi tự động viên mình phải cố gắng hết sức. Để có thêm kinh phí, tôi mượn tiền gia đình và dồn hết tâm sức vào lần cấy đông trùng hạ thảo cuối cùng. May mắn là đợt này thành công, tỷ lệ đạt hơn 90%”, chị Thuy nói.
Không chỉ nuôi cấy đông trùng hạ thảo dùng trong gia đình, chị Thuy ấp ủ ý định cung cấp loại dược liệu này rộng rãi ra thị trường cho những người có nhu cầu sử dụng để ngăn ngừa, điều trị bệnh. Năm 2017, chị thành lập công ty, đầu tư máy móc, phòng nuôi cấy hiện đại sản xuất đông trùng hạ thảo số lượng lớn.
Đa dạng sản phẩm
Theo chị Thuy, nuôi cấy đông trùng hạ thảo không dễ vì loài nấm này thường sống trên các cao nguyên lạnh giá quanh năm (độ cao trung bình trên 4.000 m so với mặt nước biển), đòi hỏi nguồn dinh dưỡng, vật ký sinh phù hợp để phát triển. Trước hết phải chuẩn bị giá thể nuôi cấy nấm, được làm từ gạo và trộn thêm một số vi lượng thiết yếu. Chị chọn gạo tím than Sóc Trăng đưa vào các hũ nhỏ, bổ sung thêm dinh dưỡng, sau đó đem hấp tiệt trùng rồi mới bắt đầu cấy giống. Trước khi cấy cần khử trùng hết yếu tố vi sinh vật bên ngoài để đảm bảo đảo nấm không nhiễm bệnh. Sau 3 tháng sẽ cho ra sản phẩm đông trùng hạ thảo hoàn thiện.
Nấm được nuôi cấy hoàn toàn trong phòng kín và phải theo dõi thường xuyên. Nếu không phát hiện kịp thời, hộp nấm hư sẽ lan sang những hộp khác làm hư hàng loạt. Chẳng hạn như khi thời tiết mưa nắng thất thường phải nhanh chóng điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Trong quá trình cấy, hấp, nếu không khử trùng trước khi vào phòng cũng làm nấm bị nhiễm. Khi phát hiện hộp nấm nhiễm bệnh phải bỏ những hộp xung quanh ngay lập tức.
Mỗi tháng, chị Thuy bán ra từ 2 - 3 kg nấm đông trùng hạ thảo khô, sản phẩm được đóng thành hộp khoảng 10 gr, với giá từ 600.000 đồng/hộp. Bên cạnh đó, chị còn bán mật ong đông trùng hạ thảo… Tính ra mỗi năm chị Thuy có nguồn thu nhập trên 350 triệu đồng từ các sản phẩm đông trùng hạ thảo. Hiện chị đang ấp ủ ý tưởng tạo ra kem dưỡng da chiết xuất từ đông trùng hạ thảo và nước uống đóng chai cải thiện sức khỏe người dùng.
Theo thanhnien.vn, 24/05/2018
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao đang là hướng đi mới, giúp nhiều hộ dân Thái Thượng có cuộc sống sung túc cũng là cơ sở để địa phương khai thác...
Ruồi lính đen là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng trong chăn nuôi và xử lý rác thải nên đầu ra vô cùng thuận lợi
Trong khi nhiều người nuôi chim bồ câu sinh sản chỉ đạt 7 – 9 lứa/năm, thì anh Nguyễn Văn Hoàn, đã cho chim sinh sản 30 lứa/năm
Trong những năm gần đây, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến chất lượng nông sản và bắt đầu quen dần với các sản phẩm nông nghiệp an toàn
Tổng kết mùa vụ thắng lợi của lĩnh vực sản xuất tôm biển, tên tuổi của ông Lê Văn Sấm càng nổi tiếng ở huyện biển Thạnh Phú.
Lập nghiệp ở vùng chuyên canh cây cà phê, song cựu chiến binh Phạm Văn Luốn, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum lại giàu lên từ nghề nuôi cá
Bình quân, một cây mít sẽ cho từ 8- 10 trái mỗi năm, mỗi trái có trọng lượng bình quân từ 18- 20kg, trái to nhất có thể đạt đến trọng lượng 43kg...
Một năm, thanh long ruột đỏ dễ trồng, dễ chăm sóc, cho thu hoạch khoảng 10 đợt, sản lượng tăng dần trong những năm tiếp theo
Mạng xã hội không chỉ là nơi giao lưu kết bạn, mà còn là kênh hiệu quả để tiêu thụ nông sản.
Chạch quế là đối tượng dễ nuôi, ít bệnh tật, phù hợp thổ nhưỡng nhiều địa phương và