Công nghệ biến bùn thải chăn nuôi thành nguồn tài nguyên hữu ích
GS.TS Nguyễn Thị Thanh Phượng và các cộng sự tại Viện Công nghiệp Môi trường (IEI) đã nghiên cứu thu hồi được nhiều nguyên liệu, sản phẩm từ bùn thải,
2020-06-12 09:50:18
Từng là công nhân Nông trường Cà phê Việt Đức, năm 2013 ông Hồ Minh Thú (thôn 10, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) về hưu, tập trung chăm sóc vườn cà phê nhưng chỉ đủ ăn.
Để có thêm thu nhập, ông Thú tận dụng diện tích vườn nhà nuôi heo nhưng hiệu quả không cao do đầu ra bấp bênh. Năm 2015, thấy giống gà ta lai dễ nuôi, ít bệnh, thịt ngon, ông quyết định mua 7.000 con gà giống về nuôi thử nghiệm. Để tích lũy kinh nghiệm, ông nghiên cứu sách báo và đi tham quan nhiều trang trại chăn nuôi gà trong tỉnh để học hỏi cách nuôi hiệu quả. Sau 4 tháng nuôi, đàn gà phát triển tốt, bán được giá cao và ông quyết định chuyển hẳn sang nuôi giống gà này.
Ông Thú chăm sóc đàn gà.
Năm 2018, gia đình ông Thú mạnh dạn vay ngân hàng 500 triệu đồng cùng với nguồn vốn tích lũy đầu tư 2 tỷ đồng xây dựng chuồng trại với diện tích 2.000 m2 liên kết với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam nuôi gà ta lai thương phẩm.
Trong thời gian nuôi, Công ty C.P Việt Nam cử bác sĩ thú y thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn ông thực hiện các biện pháp vệ sinh chuồng trại theo đúng quy trình kỹ thuật. Nhờ được hỗ trợ kỹ thuật nên hầu như đàn gà không bị dịch bệnh, chỉ khó khăn giai đoạn đầu tư vì cần vốn lớn, còn chăm sóc gà thì khá đơn giản khi máy móc đều được vận hành bằng cảm biến. Hơn nữa, chuồng trại cách ly hoàn toàn với bên ngoài nên hạn chế dịch bệnh lây lan.
Vất vả nhất là khoảng 10 ngày đầu khi nhập gà con về, ngoài việc sưởi ấm đủ nhiệt, phải thường xuyên cho ăn thủ công vì gà quá nhỏ. Sau 10 ngày, gà được chăm sóc bằng hệ thống máng ăn, nước uống tự động. Nhờ đầu tư hệ thống điều hòa nhiệt độ và cân bằng nhiệt tự động nên dù trang trại của gia đình ông Thú đang nuôi 32.000 con gà nhưng chỉ cần 2 lao động chăm sóc cho cả đàn. Mỗi lứa gà nuôi khoảng 60 – 70 ngày là có thể xuất chuồng với trọng lượng mỗi con gà khoảng 1,8 kg (gà mái) và 2,2 kg (gà trống). Theo tính toán của ông Thú, sau khi trừ chi phí, mỗi lứa với 30.000 con (khoảng 60 tấn) xuất chuồng cho lãi khoảng 200 triệu đồng. Mỗi năm ông Thú nuôi 3 lứa, lãi 600 triệu đồng.
Ông Thú chia sẻ, nuôi gà thịt kiểu truyền thống dễ mắc bệnh và gây ô nhiễm môi trường nhưng khi nuôi gà ta lai theo công nghệ cao, những vấn đề đó đều được khắc phục. Khu chăn nuôi được lắp đặt công nghệ cao với hệ thống làm mát bằng máy điều hòa nhiệt độ và hệ thống quạt thông gió, van nước tự động, máng ăn bán tự động giúp đàn gà phát triển trong điều kiện tốt nhất. Người nuôi cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của đàn gà, khoảng 30 độ C đối với gà con và 24 - 27 độ C đối với gà lớn. Thức ăn cho gà là cám viên tổng hợp do Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam cung cấp. Gà con ăn 2 lần/ngày và giảm còn 1 lần/ngày đối với gà sau 30 ngày tuổi. Đặc biệt, sau khi xuất bán gà, cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, để trống 25 - 30 ngày mới tiếp tục thả lứa mới. Để bảo đảm chuồng trại vệ sinh và phòng các bệnh bên ngoài tác động vào vật nuôi, có thể sử dụng đệm lót sinh học Balasa N01 giúp vật nuôi khỏe mạnh, phòng các mầm bệnh ở phân thải ra.
Cùng với nuôi gà, gia đình ông Thú còn trồng 800 trụ tiêu, 1.000 cây cà phê, 50 cây sầu riêng. Nguồn chất thải từ trại gà được ông xử lý bón cho cây trồng. Mỗi năm gia đình ông thu hoạch 3 tấn cà phê nhân, 2,5 tấn hồ tiêu, 2 tấn sầu riêng; tổng doanh thu từ chăn nuôi và trồng trọt đạt khoảng 700 triệu đồng mỗi năm.
Theo vietlinh.vn, 11/6/2020
GS.TS Nguyễn Thị Thanh Phượng và các cộng sự tại Viện Công nghiệp Môi trường (IEI) đã nghiên cứu thu hồi được nhiều nguyên liệu, sản phẩm từ bùn thải,
Vài năm gần đây, một số hộ gia đình ở huyện miền núi Ba Vì đã khai thác tiềm năng mặt nước để đầu tư nuôi cá công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế..
Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất thủy sản nói riêng đã và đang trở thành xu thế tất yếu hiện nay.
Sau vài năm đầu hoàng kim, tôm mất giá. Khi dịch Covid-19 đi qua thì giá nguyên liệu, xăng dầu tăng, vốn xoay vòng không có…
Hiện nay, thị trường máy cho tôm ăn rất đa dạng, nhiều chủng loại. Một số lưu ý người nuôi nhất định phải biết trước khi chọn máy cho tôm ăn tự động.
Thực hiện theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 về đăng ký nuôi trồng thủy sản chủ lực, thời gian qua
Hàng loạt các dự án nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm siêu thâm canh mật độ cao, nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kín…
Anh Phú cho biết, hiện anh đang làm việc cho công ty phân phối thức ăn chăn nuôi. Nhờ có người anh Lê Ngọc Hạnh làm việc tại Viện nghiên cứu...
Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và xác định lợi ích của việc ứng dụng năng lượng tái tạo, anh Trần Nguyễn Phương Nam đã mạnh dạn đầu tư hệ thống...
Nhằm đáp ứng quy chuẩn ngày càng khắt khe trong nuôi trồng thâm canh và siêu thâm canh, nhiều công nghệ xử lý nước ra đời...