Bạc Liêu: Bùng nổ dự án nuôi tôm công nghệ cao, rồi... để đó
Hàng loạt các dự án nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm siêu thâm canh mật độ cao, nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kín…
2020-04-07 10:49:18
Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.
Hệ thống nhỏ gọn, dùng được cả dưới nước và trên bờ Ảnh: INT
Đây cũng là một trong hai sản phẩm của Dự án FIRST “Nâng cao năng lực tự chủ thông qua việc hoàn thiện và làm chủ công nghệ sản xuất mực in nano bạc dùng trong chế tạo linh kiện vi điện tử và hệ thống cảm biến nano đánh giá chất lượng nước ao nuôi trồng thủy hải sản” do INT triển khai thực hiện từ năm 2017 – 2019.
PGS.TS Đặng Mậu Chiến, Viện trưởng INT, cho biết, khi chưa có hệ thống cảm biến nano đánh giá chất lượng nước ao nuôi trồng thủy hải sản, người dân phải đến ao trực tiếp lấy mẫu nước và đo thủ công. Công đoạn này tiêu tốn nhiều thời gian, nhân công và kết quả đo thường không chính xác. Sử dụng hệ thống cảm biến nano, người dân có thể theo dõi, đánh giá chất lượng nước từ xa để điều chỉnh khi cần thiết. Ngoài ra, hệ thống còn gửi tín hiệu cảnh báo khi chất lượng nước ở mức độ nguy hiểm cho vật nuôi.
Hệ thống gọn nhẹ, có thể thả nổi trên ao nuôi trồng thủy sản, sông, hồ, kênh, rạch,... để kiểm tra chất lượng nước (nhiệt độ, pH, độ mặn, nồng độ oxy hòa tan, thế oxy hóa khử, NH3, NO3,...) tức thời và liên tục. Hệ thống cũng có thể được điều khiển để di chuyển trên mặt nước để đo tại các vị trí khác nhau. Dữ liệu được truyền và lưu trữ trên web server cũng như gửi tin nhắn cảnh báo nếu thông số đo vượt ngưỡng cho phép. Qua đó cho phép người nuôi thủy sản đưa ra những biện pháp điều chỉnh chất lượng nước ao nuôi kịp thời và hiệu quả nhằm duy trì sự phát triển tốt của thủy sản.
Gần 70 hệ thống cảm biến nano đã được Viện bàn giao cho một số công ty nuôi trồng thủy sản ở Kiên Giang, Ninh Thuận, … dùng thử nghiệm.
PGS.TS Đặng Mậu Chiến cho biết thêm, hiện nay INT đã hoàn thiện, làm chủ được công nghệ sản xuất 4 sản phẩm là: mực in nano bạc dùng trong chế tạo linh kiện vi điện tử, hệ thống cảm biến nano đánh giá chất lượng nước ao nuôi trồng thủy hải sản, vật liệu nano bạc khử khuẩn và hệ thống quan trắc và cảnh báo xâm nhập mặn tự động. Đây cũng là những sản phẩm nghiên cứu chủ lực của Viện được thực hiện trong nhiều năm qua mang tính đổi mới, sáng tạo, có tính ứng dụng và khả năng thương mại hóa cao.
Theo 2lua.vn, ngày 07/04/2020
Sản phẩm này có giá bao nhiêu vậy ạ
Độ sai số là bao nhiêu, độ bền bao lâu, giá thành là bao nhiêu.
Hàng loạt các dự án nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm siêu thâm canh mật độ cao, nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kín…
Anh Phú cho biết, hiện anh đang làm việc cho công ty phân phối thức ăn chăn nuôi. Nhờ có người anh Lê Ngọc Hạnh làm việc tại Viện nghiên cứu...
Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và xác định lợi ích của việc ứng dụng năng lượng tái tạo, anh Trần Nguyễn Phương Nam đã mạnh dạn đầu tư hệ thống...
Nhằm đáp ứng quy chuẩn ngày càng khắt khe trong nuôi trồng thâm canh và siêu thâm canh, nhiều công nghệ xử lý nước ra đời...
Phần mềm quản lý về cơ bản ai cũng hiểu được mục đích là ứng dụng công nghệ để quản lý thay cho một số nhân lực quản lý một hệ thống nào đó.
Nông dân huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) không chỉ đẩy mạnh cơ giới hóa mà đã từng bước ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp.
Với mô hình cá tầm công nghệ cao tại Lâm Đồng, người nuôi tiết kiệm được nguồn nước, nhân công và đặc biệt tránh được thiệt hại do thiên tai.
Cơ sở trồng nấm hữu cơ của gia đình chị Hồng có nhiều loài nấm như nấm chân dài, nấm bào ngư xám, nấm sò thái, hoàng đế, hoàng kim, hồng ngọc...
Gia đình bà Hồng Thị Nhanh (ở ấp 9, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau) đã thu hoạch xong vụ tôm càng xanh toàn đực xen canh trong ruộng lúa.
Một cú hích quan trọng đưa gia đình ông Hoan thoát nghèo, trở thành hộ làm kinh tế giỏi của tỉnh rất đơn giản.
08/04/2020 09:01
Chào anh Đặng Quốc Hải!
Hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu. Anh vui lòng liên hệ trưc tiếp đến INT qua số điện thoại 02837246823 hoặc 02837246832 để biết thông tin chi tiết.
Thông tin đến anh!