Việt Nam đã sản xuất hơn 10.000 liều vacxin tả heo châu Phi, sắp bán ra thị trường
Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới sản xuất được vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi.
2020-12-01 14:42:36
Cuối năm, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tại các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa diễn biến phức tạp. Các địa phương đang tiếp tục triển khai phòng, chống dịch.
Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, đến ngày 15-11, bệnh lở mồm long móng xảy ra tại 7 hộ ở thôn Xuân Đông, xã Diên Xuân, huyện Diên Khánh làm 22/29 con bò mắc bệnh, trong đó có 13 con đã điều trị khỏi triệu chứng. Tại huyện Khánh Vĩnh, bệnh xảy ra ở 19 hộ của 4 xã Khánh Nam, Khánh Trung, Khánh Đông, Khánh Hiệp, làm 69/119 con bò bị mắc bệnh, trong đó có 38 con đã điều trị khỏi triệu chứng.
Vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại tại một hộ chăn nuôi heo ở xã Khánh Bình vừa bị bệnh dịch tả heo châu Phi.
Đối với bệnh cúm gia cầm, ngày 3-11, đã phát hiện bệnh tại hộ chăn nuôi ở thôn Cẩm Sơn, xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh. UBND xã Diên Thọ đã tiêu hủy toàn bộ đàn gà của hộ này với số lượng 2.876 con. Với bệnh dịch tả heo châu Phi, ngày 12-11, cơ quan chuyên môn đã ghi nhận hộ ông Bùi Phước, thôn Phú Vinh 2, xã Vĩnh Thạnh, TP. Nha Trang có tổng đàn 7 con heo lai thương phẩm, trong đó 1 con heo nái bị chết, kết quả xét nghiệm mẫu dương tính với vi rút dịch tả heo châu Phi. Do đó, UBND xã Vĩnh Thạnh đã tiêu hủy toàn bộ đàn heo. Tại huyện Khánh Vĩnh, vào đầu tháng 11, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện hộ ông Lương Thế Trinh, thôn Ba Dùi, xã Khánh Bình, có tổng đàn 22 con heo (6 heo nái, 16 heo thịt) mắc bệnh dịch tả heo châu Phi. UBND xã Khánh Bình đã tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn heo chết, bệnh tại hộ này với khối lượng 1.433kg.
Ông Lê Thắng - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, hiện nay, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trong cả nước diễn biến phức tạp; tổng đàn gia tăng và việc vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm tăng cao vào các tháng cuối năm, cùng với hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa, lũ làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi nên nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan rất cao. Các loại dịch bệnh nguy hiểm đã xuất hiện trên đàn gia súc, gia cầm ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không áp dụng đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học, sử dụng thức ăn tận dụng, chưa tiêm phòng vắc xin.
Nhận định trước tình hình, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã phối hợp với các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Cụ thể, từ tháng 9, đã cấp 34.425 liều vắc xin lở mồm long móng trâu, bò; 2.075 liều vắc xin lở mồm long móng heo; 512.400 liều vắc xin cúm gia cầm; 26.700 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò và 17.250 liều vắc xin dịch tả heo cổ điển. Các địa phương đã cơ bản hoàn thành công tác tiêm phòng đợt 2 năm 2020 trên địa bàn. Chi cục dự trữ hóa chất (1.600 lít Haniodien 10%) trong nguồn chống dịch của tỉnh để cấp cho các địa phương khử trùng, tiêu độc khi xảy ra ổ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Chi cục đang triển khai mua 8.350 lít hóa chất để vệ sinh và phun khử trùng, tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi đợt 11 năm 2020 và bổ sung hóa chất vào nguồn dự trữ chống dịch bệnh động vật của tỉnh theo Quyết định số 2629 năm 2020 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh dịch tả heo châu Phi năm 2020. Bên cạnh đó, chi cục đã cấp 200 lít hóa chất Haniodien 10% từ nguồn dự trữ chống dịch của tỉnh cho 2 huyện Khánh Vĩnh (100 lít), Diên Khánh (100 lít) để triển khai vệ sinh, tiêu độc, khử trùng ổ dịch và khu vực xung quanh.
“Từ nay đến cuối năm, tình hình dịch bệnh ở vật nuôi còn phức tạp. Vì vậy, các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo các xã có dịch và cơ quan liên quan triển khai quyết liệt các biện pháp chống dịch theo quy định; giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y xử lý kịp thời khi phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh; tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân tác hại của dịch, các biện pháp phòng, chống và trách nhiệm trong việc khai báo dịch”, ông Thắng nói.
Theo vietlinh.com, 01/12/2020
Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới sản xuất được vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Việt Nam đang xúc tiến đàm phán để có thể xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc, khi đó, cơ hội cho trái sầu riêng Việt Nam sẽ rộng mở hơn.
Từ giữa tháng 12/2020, do nhu cầu chế biến các loại thực phẩm Tết Nguyên đán nên thịt lợn có xu hướng “nóng” trở lại.
Tổ công tác chống buôn lậu phối hợp với Đội quản lý thị trường số 4 vừa phát hiện một kho hàng chứa thuốc BVTV nhập lậu với số lượng lớn.
Không khí lạnh đã khiến một số con trâu, bò của người dân ở tỉnh Điện Biên bị chết rét.
Giá ớt tăng đột biến do Trung Quốc đang vào mùa đông, họ không trồng được ớt nên tăng cường thu mua ớt của Việt Nam và Thái Lan.
Thông tin Việt Nam mới nhập khẩu một lô gạo từ Ấn Độ được hãng tin Reuters đưa mới đây đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận.
Cơ quan chức năng đã phát hiện và phạt hàng loạt các đại lý tại Phú Yên cung ứng sản phẩm phân bón kém chất lượng cho nông dân tiêu thụ.
Bộ NN&PTNT đã loại bỏ 1.265 hoạt chất độc, hại của 838 tên thương phẩm thuốc BVTV không đáp ứng quy định về quản lý thuốc BVTV
Ngành chăn nuôi gà đang được cảnh báo nguy cơ sẽ "chết" và nhiều ý kiến cho rằng thịt gà trong nước đang bị cạnh tranh bất bình đẳng.