'Tuyệt chiêu' dùng thuốc lào, hoa cúc trị bệnh cho cam
Để trị sâu vẽ bùa, sâu keo, sâu cuốn lá, sâu đục quả… các hộ dân dùng tỏi, ớt cay giã nhỏ ngâm cùng rượu trong vòng 10 ngày...
2019-01-29 15:24:48
Nhờ nắm bắt tốt nhu cầu thị trường, chọn vật nuôi phù hợp, ông Chung Văn Hiền (H.Mỹ Tú, Sóc Trăng) có nguồn lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Ông Hiền bên chậu nuôi dế Thái. Ảnh: Trương Thanh Liêm
Ông Hiền (43 tuổi, ngụ ấp Tam Sóc D2, xã Mỹ Thuận) kể từ sự gợi ý của một người bạn công tác ở ngành côn trùng học, năm 2018 ông quyết định chọn con sâu gạo để nuôi. Lúc đầu, xứ này ai cũng nói ông bất bình thường vì ai lại đi kinh doanh… sâu bọ. Nhưng giờ thì mọi người mới thấy mô hình này mang lại hiệu quả cao và không đụng hàng. “Thương lái đến mua ào ào mà tôi đâu có đủ sâu để bán. Sắp tới, tôi sẽ tăng đàn để đáp ứng nhu cầu người mua”, ông Hiền nói.
Theo ông Hiền, sâu gạo có khả năng sinh trưởng và lớn rất nhanh. Khi mới nở chúng có màu trắng, khoảng 7 ngày sau chuyển sang màu đen. Sâu bố mẹ sau 6 tháng nuôi là có thể giao phối để sinh con. Trứng sâu mới nở được ông đặt trong các khay nhựa có lót gạo dưới đáy để giữ ấm. Cạnh đó, suốt quá trình sâu con phát triển, phải luôn đốt bóng đèn để giữ ấm bởi loại côn trùng này sẽ tự chết nếu bị lạnh. Tuy nhiên trong chuồng nuôi cũng phải để quạt gió tốc độ thấp để tạo không khí thoáng.
Vòng đời bình quân của sâu gạo từ khi trứng nở đến khi xuất bán chỉ khoảng 30 ngày. Thức ăn chính của chúng là rau, củ, quả như: bắp, mướp, mía, rau muống, trái cây… Hiện nay, cứ 4 ngày ông Hiền xuất bán khoảng 4 - 5 kg sâu thương phẩm với giá 100.000 đồng/kg cho người câu cá, nuôi chim và một số gia cầm khác. Ước tính mỗi tháng, sau khi trừ hết chi phí, ông Hiền còn lãi từ 2 - 2,2 triệu đồng.
Không chỉ nuôi sâu gạo thương phẩm, từ năm 2017 đến nay, ông Hiền còn rất thành công trong việc nuôi dế Thái Lan để phục vụ người tiêu dùng. Theo kinh nghiệm của ông thì người nuôi phải nghiên cứu sâu các tư liệu có liên quan đến loại côn trùng này. Nuôi dế không đòi hỏi kỹ thuật quá cao, không cần nhiều mặt bằng mà chủ yếu nuôi bằng chuồng nhỏ.
Trong khi những người nuôi dế Thái tại các nơi khác thường sử dụng thùng gỗ nhỏ, phủ nhiều lá cây tạo bóng râm cho chúng sinh sản thì ông Hiền nuôi bằng những thùng nhựa rất to để tạo sự thông thoáng, giúp chúng có không gian hoạt động. Cạnh đó, ông dùng những khay chứa trứng để làm nơi cho chúng cư trú và sinh sản. Cách làm này đã mang lại hiệu quả khá bất ngờ.
Hiện tại ông thiết kế khoảng 5 thùng chứa dế trống lẫn mái để chúng tự giao phối và đẻ trứng. Sau 30 - 40 ngày là có thể xuất bán. Dế nuôi hiện ông chủ yếu cho ăn các loại viên pha trộn với tấm, cám xay nhuyễn. Thời gian sinh sản và phát triển tốt nhất là vào tháng 7, 8. Nếu vào mùa lạnh thì khả năng sinh sản kém hơn. Hiện tại, mỗi tháng ông thu hoạch 280 - 300 kg dế con bán cho các đại lý để phục vụ người chơi chim cảnh, câu cá. Với giá bán 100.000 - 120.000 đồng/kg, trừ chi phí thức ăn, ông Hiền thu lãi 15 - 18 triệu đồng/tháng.
Ông Lê Văn Hồ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thuận, nhận xét mô hình nuôi sâu và dế của ông Hiền là “có 1 không 2 ở địa phương”; đồng thời là điểm tham quan, học tập của nhiều nông dân quanh vùng hiện nay.
Theo thanhnien.vn
Để trị sâu vẽ bùa, sâu keo, sâu cuốn lá, sâu đục quả… các hộ dân dùng tỏi, ớt cay giã nhỏ ngâm cùng rượu trong vòng 10 ngày...
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao đang là hướng đi mới, giúp nhiều hộ dân Thái Thượng có cuộc sống sung túc cũng là cơ sở để địa phương khai thác...
Ruồi lính đen là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng trong chăn nuôi và xử lý rác thải nên đầu ra vô cùng thuận lợi
Trong khi nhiều người nuôi chim bồ câu sinh sản chỉ đạt 7 – 9 lứa/năm, thì anh Nguyễn Văn Hoàn, đã cho chim sinh sản 30 lứa/năm
Trong những năm gần đây, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến chất lượng nông sản và bắt đầu quen dần với các sản phẩm nông nghiệp an toàn
Tổng kết mùa vụ thắng lợi của lĩnh vực sản xuất tôm biển, tên tuổi của ông Lê Văn Sấm càng nổi tiếng ở huyện biển Thạnh Phú.
Lập nghiệp ở vùng chuyên canh cây cà phê, song cựu chiến binh Phạm Văn Luốn, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum lại giàu lên từ nghề nuôi cá
Bình quân, một cây mít sẽ cho từ 8- 10 trái mỗi năm, mỗi trái có trọng lượng bình quân từ 18- 20kg, trái to nhất có thể đạt đến trọng lượng 43kg...
Một năm, thanh long ruột đỏ dễ trồng, dễ chăm sóc, cho thu hoạch khoảng 10 đợt, sản lượng tăng dần trong những năm tiếp theo
Mạng xã hội không chỉ là nơi giao lưu kết bạn, mà còn là kênh hiệu quả để tiêu thụ nông sản.