Muốn xuất khẩu, cơ sở nuôi thủy sản phải được cấp mã số
Thực hiện theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 về đăng ký nuôi trồng thủy sản chủ lực, thời gian qua
2021-11-10 09:57:19
Mục tiêu của ngành Nông nghiệp huyện Bến Lức, tỉnh Long An trong nhiệm kỳ 2021 - 2025 là tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó, tập trung mở rộng diện tích chanh ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) trên địa bàn huyện.
Huyện Bến Lức mở rộng diện tích chanh ứng dụng công nghệ cao
Hiện toàn huyện có trên 7.130ha chanh, tăng hơn 690ha so cùng kỳ. Trong đó, có hơn 2.200ha chanh ƯDCNC và được ký kết bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn thị trường.
Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bến Lức - Lê Văn Nam, 9 tháng năm 2021, ngành Nông nghiệp huyện đã thực hiện ƯDCNC được 208ha chanh (đạt 104% kế hoạch). Bên cạnh đó, ngành cũng phối hợp các cơ quan liên quan hoàn tất việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho chanh không hạt Bến Lức và cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khảo sát, xây dựng hệ thống điện, đường cho vùng sản xuất chanh ƯDCNC của huyện.
Tuy nhiên, việc ƯDCNC vào sản xuất chanh vẫn còn một số khó khăn. Cụ thể, người dân chỉ mới tập trung chuyển đổi về giống, chưa quan tâm nhiều đến việc xây dựng thương hiệu sản phẩm; số doanh nghiệp ƯDCNC vào sản xuất chanh còn ít; chưa có nhiều cơ chế, chính sách phù hợp trong việc khuyến khích người dân, hợp tác xã, tổ hợp tác cũng như các doanh nghiệp đầu tư ƯDCNC trong sản xuất.
“Để khắc phục những khó khăn, thời gian tới, ngành Nông nghiệp huyện sẽ tăng cường quản lý chặt chẽ các vùng sản xuất chanh ƯDCNC theo quy hoạch đã được phê duyệt. Đồng thời, xây dựng thêm nhiều chính sách phù hợp để thu hút các doanh nghiệp tham gia sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Qua đó, từng bước mở rộng diện tích chanh ƯDCNC và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chất lượng, nâng cao thu nhập cho nông dân” - ông Nam cho biết./.
Theo vietlinh.vn
Thực hiện theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 về đăng ký nuôi trồng thủy sản chủ lực, thời gian qua
Hàng loạt các dự án nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm siêu thâm canh mật độ cao, nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kín…
Anh Phú cho biết, hiện anh đang làm việc cho công ty phân phối thức ăn chăn nuôi. Nhờ có người anh Lê Ngọc Hạnh làm việc tại Viện nghiên cứu...
Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và xác định lợi ích của việc ứng dụng năng lượng tái tạo, anh Trần Nguyễn Phương Nam đã mạnh dạn đầu tư hệ thống...
Nhằm đáp ứng quy chuẩn ngày càng khắt khe trong nuôi trồng thâm canh và siêu thâm canh, nhiều công nghệ xử lý nước ra đời...
Phần mềm quản lý về cơ bản ai cũng hiểu được mục đích là ứng dụng công nghệ để quản lý thay cho một số nhân lực quản lý một hệ thống nào đó.
Nông dân huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) không chỉ đẩy mạnh cơ giới hóa mà đã từng bước ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp.
Với mô hình cá tầm công nghệ cao tại Lâm Đồng, người nuôi tiết kiệm được nguồn nước, nhân công và đặc biệt tránh được thiệt hại do thiên tai.
Cơ sở trồng nấm hữu cơ của gia đình chị Hồng có nhiều loài nấm như nấm chân dài, nấm bào ngư xám, nấm sò thái, hoàng đế, hoàng kim, hồng ngọc...
Gia đình bà Hồng Thị Nhanh (ở ấp 9, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau) đã thu hoạch xong vụ tôm càng xanh toàn đực xen canh trong ruộng lúa.