CS-Bí quyết giúp cây vải thoát chu kỳ ra quả cách năm
Cây vải có “tập quán” ra hoa cách năm, nhưng có thể dùng phân bón, cách chăm sóc để điều chỉnh có lợi cho mùa vụ
2020-05-25 15:48:29
Dây chuyền xử lí bao gồm bao gồm sơ chế-phân loại, xử lí-xông hơi khử trùng quả vải bằng Methyl Bromide và đóng gói, bảo quản khép kín đáp ứng theo yêu cầu của thị trường Nhật Bản tại Công ty Toàn Cầu, với công suất 2 tấn/lần xông hơi khử trùng, 3giờ/lần.
Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Giang, UBND huyện Lục Ngạn, Tân Yên đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật thực hiện lựa chọn, hướng dẫn lắp đặt hoàn thiện dây chuyền sơ chế bảo quản vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản.
Dây chuyền này bao gồm sơ chế-phân loại, xử lí-xông hơi khử trùng quả vải bằng Methyl Bromide và đóng gói, bảo quản khép kín đáp ứng theo yêu cầu của thị trường Nhật Bản tại Công ty Toàn Cầu, với công suất 2 tấn/lần xông hơi khử trùng, 3giờ/lần.
Đồng thời, các cơ quan mời gọi được 3 doanh nghiệp (Ameii, Chánh Thu, Toàn Cầu) tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, dự kiến lô hàng xuất khẩu để chào hàng sẽ thực hiện cuối tháng 5/2020.
Tuy nhiên, do dịch bệnh COVID-19, chuyên gia Nhật Bản không sang được để giám sát, do đó việc xuất vải sang Nhật và thời điểm cụ thể tùy thuộc vào kết quả quá trình đàm phán giữa Cục Bảo vệ thực vật của Bộ với phía Nhật Bản.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết dự kiến ngày 25/5, Cục Bảo vệ Thực vật sẽ có thông tin chính thức.
Trước đó, tại buổi làm việc với Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đề nghị phía Nhật Bản tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu lô hàng vải tươi đầu tiên của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2020.
Mặc dù do dịch bệnh, Nhật Bản không thể cử chuyên gia sang kiểm tra thực tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương mong muốn Đại sứ cũng như các Bộ, ngành hữu quan của Nhật Bản có những biện pháp linh hoạt công nhận các cơ sở hun trùng vải tươi của Việt Nam, dỡ bỏ rào cản cuối cùng của việc xuất khẩu vải tươi sang Nhật Bản.
Bộ trưởng cho biết sau 5 năm chờ đợi và hoàn tất quy trình đánh giá rủi ro mở cửa thị trường, Nhật Bản chính thức cho phép nhập khẩu quả vải của Việt Nam vào tháng 12/2019.
Bộ trưởng cũng khẳng định Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cũng như người nông dân trồng vải của Việt Nam rất mong chờ quả vải được xuất khẩu sang Nhật Bản trong năm 2020.
Theo vietnambiz.vn, 23/5/2020
Cây vải có “tập quán” ra hoa cách năm, nhưng có thể dùng phân bón, cách chăm sóc để điều chỉnh có lợi cho mùa vụ
Đây là vụ vải thiều tươi Việt Nam đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và AEON là nhà bán lẻ đầu tiên bán loại trái cây này
Bị ép giá, trừ lùi cân là một trong nhiều thiệt thòi mà nông dân khi bán hàng cho thương lái phải chấp nhận như một luật ngầm bất thành văn từ lâu nay
Sau khi kiểm tra hệ thống xử lý quả vải, chuyên gia Nhật Bản đánh giá quả vải thiều Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật trong năm nay
Tính đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được hơn 18,2 nghìn tấn vải thiều sớm, giá bán bình quân 25 nghìn đồng/kg.
Các lực lượng chức năng tại cửa khẩu Kim Thành và Tân Thanh đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu diễn ra nhanh chóng.
Để giảm bớt thiệt hại và kéo dài được thời gian bảo quản cho vải, hãy cùng tìm hiểu về cách bảo quản vải trong thùng xốp để được lâu khi vận chuyển.
Là thị trường tiềm năng của vải thiều nước ta nhưng thực tế hiện nay, Singapore lại đang mua vải thiều Việt Nam từ thương lái Trung Quốc.
Trung Quốc được mùa vải thiều và thời gian thu hoạch gần với vụ vải thiều nước ta, thế nhưng tại sao người Trung Quốc vẫn “khát” quả vải Việt Nam?
Chất lượng quả vải tốt cộng với việc xuất khẩu thuận lợi, tỉnh Bắc Giang đã sẵn sàng để xuất đi lô vải thiều đầu tiên sang thị trường Nhật Bản.